Chuỗi hội thảo sẽ được tổ chức trên nền tảng trực tuyến Zoom từ ngày 23/3 đến hết ngày 19/4/2022 và được thiết kế cho từng khu vực địa lý và múi giờ riêng biệt bao gồm: Bờ Đông và Bờ Tây Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương và Châu Á. Buổi hội thảo do các Nhà khoa học là thành viên của Hội đồng giải thưởng, Hội đồng sơ khảo chủ trì và đặc biệt có sự tham gia của các Chủ nhân giải thưởng mùa giải đầu tiên.
Mùa giải thứ Hai của Quỹ VinFuture có chủ điểm “Tái thiết và Hồi sinh” - hướng tới các phát minh, sáng kiến khoa học có thể thúc đẩy quá trình tái thiết thế giới sau đại dịch Covid 19 và phát triển bền vững. Tuy vừa khởi động từ ngày 16/2/2022 nhưng mùa giải thứ hai đã nhận được sự hưởng ứng hết sức mạnh mẽ từ cộng đồng khoa học thế giới với sự tham gia của hơn 1000 tổ chức, cá nhân là đối tác đề cử mới, đến từ 81 quốc gia trên toàn cầu. Trong số đó, cộng đồng khoa học châu Á đang đóng góp nhiều đối tác đề cử nhất với 34%, theo sát là Châu Mỹ với 33%, Châu Âu 22%, Châu Úc 6% và Châu Phi là 5%.
Nhằm đưa thông tin nhanh chóng và trực tiếp nhất tới các nhà khoa học toàn cầu, thúc đẩy tính đa dạng và tính đầy đủ ở mọi khu vực tiềm năng, VinFuture không chỉ giải đáp trực tiếp những thắc mắc của các nhà khoa học về quá trình nộp dự án, mà còn chia sẻ những góc nhìn đầy cảm xúc, những thông tin ‘người thật việc thật” từ thành viên trong Hội đồng Sơ khảo, Hội đồng Giải thưởng, và đặc biệt là từ các Chủ nhân Giải thưởng của mùa giải đầu tiên.
VinFuture là Giải thưởng toàn cầu thường niên dành cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Là giải thưởng mới nhưng với sứ mệnh phụng sự nhân loại và quá trình xét giải công bằng, minh bạch - VinFuture đã tạo được tiếng vang và uy tín mạnh mẽ trong cộng đồng khoa học khắp thế giới.
Trong mùa giải đầu tiên, VinFuture đã nhận được gần 1.200 đăng ký giới thiệu đề cử đến từ 6 châu lục trên thế giới chỉ sau hơn 4 tháng mở cổng tiếp nhận đề cử. Các đối tác đề cử của VinFuture đều là những trung tâm tri thức nhân loại như Đại học Harvard, Đại học Cambridge, Đại học Oxford, Đại học Tokyo… cùng các tổ chức uy tín như Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, Hiệp hội Max Planck của Đức, Viện Khoa học Trung Quốc…
Các nhà khoa học được giải VinFuture mùa Đầu tiên đều hoàn toàn xứng đáng và được cả thế giới tôn vinh vì những thành tựu phụng sự nhân loại. Trong đó, Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu đô la Mỹ đã được trao cho 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa Covid-19 hiệu quả, đồng thời còn có tiềm năng tạo các loại vaccine ngăn ngừa HIV, ung thư, miễn dịch và các bệnh di truyền…có thể bảo vệ sức khỏe cho hàng tỷ người trên thế giới trong tương lai.
Cổng nhận đề cử năm 2022: https://online.vinfutureprize.org/nomination
Thông tin về quỹ VinFuture:
Quỹ VinFuture, ra mắt vào 20/12/2020, nhân ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại – là quỹ hoạt động độc lập, phi lợi nhuận do tỷ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân sáng lập.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Quỹ là tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới. Hoạt động cốt lõi của Quỹ là trao Giải thưởng VinFuture hàng năm cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người.
Hệ thống giải thưởng gồm có Giải thưởng Chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu đô la Mỹ là một trong các giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên toàn cầu; 03 Giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn đô la Mỹ, dành cho các nhà khoa học nữ, các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới.
Ngoài ra, Quỹ cũng tiến hành nhiều hoạt động để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, như tài trợ nghiên cứu, hợp tác phát triển học thuật, thúc đẩy giáo dục STEM.
Các Chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2021:
Giải thưởng chính: TS. Katalin Karikó, GS. Drew Weissman (Mỹ) và GS. Pieter Cullis (Canada) với Nghiên cứu đột phá về Vắc xin mRNA;
Giải Đặc biệt dành cho nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới: Giáo sư Omar Yaghi (Mỹ) với Phát minh vật liệu khung cơ-kim (MOFs);
Giải Đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ: Giáo sư Zhenan Bao (Mỹ) với Công trình nghiên cứu các thiết bị điện tử hữu cơ dẻo linh hoạt;
Giải Đặc biệt dành cho các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển: Giáo sư Salim S. Abdool Karim và Giáo sư Quarraisha Abdool Karim (Nam Phi), với công trình nghiên cứu điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus.