Tất cả mọi người tham gia sẽ quất vào lưng trần đến khi tóe máu. Trước khi nghi lễ bắt đầu, đàn ông tụ tập để nhận lời cầu nguyện từ những người già cả hơn. Những lời cầu nguyện này là để che chở cho những vết thương sẽ có trong quá trình nghi lễ quất roi diễn tiến.
Những người can đảm nhất mặc quần cộc và buộc vải trên đầu và tiến vào đấu trường, chia làm hai nhóm, đối diện nhau. Sau đó họ sẽ lần lượt quất roi mây lên lưng và ngực. Tay còn lại giơ thẳng lên trời để tự hào khoe những vết thương nhận được. Đây không phải là một trận đánh giả và những vết thương để lại rất đau. Những người tham gia không hề tỏ ra dấu hiệu đau đớn.
Dụng cụ trong nghi lễ là roi được làm từ sống lá cây cọ đường, được xoắn tết lại với nhau cho thật chặt. Sau đó dưới sự giám sát của một trọng tài và đám đông người xem đầy phấn khích, mỗi người tham gia sẽ phải “chịu trận” 5 lần đánh, tránh những khu vực dưới bụng và vùng cổ. Để tăng thêm không khí của cuộc chiến đấu, âm nhạc cũng như âm thanh của từng hồi trống sẽ được nổi lên phụ họa.
Khi nghi lễ kết thúc, những cơ thể đầy máu của họ được xức dầu công hiệu được cho là để làm liền xương rạn chỉ trong vòng 3 ngày. Loại dầu này sẽ hàn gắn vết thương mà không để lại dấu vết. Những tính chất hàn gắn này rất nổi tiếng ở đây. Đây cũng được coi là tinh thần mà nghi lễ hướng đến.
Thay vì quằn quại vì đau đớn sau mỗi trận đánh, những người tham gia lại không tỏ ra một chút sợ hãi nào thậm chí có một số người còn cười rất tươi và nhảy múa.
Hiện nay, Ujungan không còn là một sự kiện được tổ chức hàng năm nữa mà thông thường chỉ được tổ chức khi dân chúng thực sự khao khát mưa xuống.
Tuệ Linh