“Sư thầy” Thích Tâm Phúc và câu chuyện quá đà của mạng xã hội

(Ngày Nay) - Câu chuyện về người tự xưng Đại đức Thích Tâm Phúc mang án tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” khiến mọi người suy nghĩ về sự sa đà khi sử dụng mạng xã hội.
"Sư thầy Thích Tâm Phúc" trước và sau khi bị bắt.
"Sư thầy Thích Tâm Phúc" trước và sau khi bị bắt.

Nguyễn Minh Phúc (tự xưng là Đại đức Thích Tâm Phúc, sinh năm 1981, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) gây ra những cơn bão trên mạng xã hội bị kết án tù về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đã để lại nhiều suy ngẫm. Nếu rằng, việc sử dụng mạng xã hội không quá đà thì có lẽ, cái kết cục của “sư thầy” sẽ không có hồi kết như ngày hôm nay.

Chúng tôi ghé thăm căn nhà được Phúc tự nhận là “Chùa Hoàng Pháp Trung ương” đã đóng kín cửa. Căn nhà dột nát và khóa trái bên trong. Từ ngoài nhìn vào qua song sắt, nhiều đồ vật bên trong căn nhà bị bám bụi.

Nỗi đau của bà cụ

Hỏi chuyện ông Tám (hàng xóm của Phúc) trạc tuổi lục tuần, ông kể về Nguyễn Minh Phúc khi bị đồn thổi quá mức thông qua mạng xã hội. Bản thân Phúc không thích ăn thịt chó, chưa có vợ con và mạng xã hội đã đẩy Phúc đi quá xa. Phúc là con giữa và là con trai duy nhất trong gia đình có 3 người con. Người chị lớn đã lập gia đình và ở phía sau nhà của bà cụ cùng Phúc sinh sống. Người em gái út ở cách bà cụ khoảng 3 cây số. Mẹ của Phúc đã vào tuổi thất tuần và bị lãng tai. Ở xóm, người dân hay gọi bà cụ bằng cách gọi “sư cô”.

Từ ngày Phúc bị bắt tạm giam đến nay, người mẹ già chỉ còn biết trông cậy vào 2 người con gái. Buổi sáng, người con gái út mang thức ăn đến cho mẹ. Những hôm kêu cửa bà cụ không mở, cô con gái treo bịch thức ăn trước cổng căn nhà khóa trái cửa bên trong. Đến chiều, người con gái út lại mang đồ ăn đến cho bà cụ. Lần lượt mỗi ngày 2 lần, người con gái đều đặn mang đồ ăn đến cho mẹ.

Phúc bị bắt, bà cụ như sống khép kín và không giao du với những người xung quanh, hàng xóm. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị và em gái của Phúc phải dành nhiều thời gian hơn cho bà cụ. Người chị lớn đi làm công nhân, chỉ những ngày cuối tuần được nghỉ mới có thời gian đến thăm và đỡ đần cho bà cụ.

Năm 2023, trước nhà ông Phúc có xe bánh mì. Hàng tháng, Phúc thường phát gạo, mì tôm miễn phí cho người dân nghèo. Có những buổi sáng, Phúc phát hàng trăm ổ bánh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Những việc làm thiện nguyện của ông Phúc được người dân địa phương đón nhận.

Ông Tám nói, Phúc có biểu hiện của người không bình thường. Tuy nhiên, Phúc sống với mọi người xung quanh rất tốt. Hàng xóm hỏi tiền ở đâu để làm từ thiện thì nhận được câu trả lời, do nhận được nguồn tiền tài trợ. Những ngày Phúc mới bị bắt, người thân trong gia đình đã giấu bà cụ vì sợ khi biết sự thật cụ sẽ bị sốc. Gia cảnh nghèo khó, Phúc là chỗ để bà cụ nương tựa lại vướng vòng lao lý nên bà cụ không biết làm nghề gì để mưu sinh.

Bà cụ đẩy tủ kính trưng bày muối tôm, muối quẹt, tương ớt trước cửa buôn bán để kiếm sống qua ngày. Rồi sau đó, sức khỏe của bà cụ giảm sút nên việc bán buôn cũng tạm dừng. Chiếc tủ kính được xếp gọn vào sát hàng rào, bám đầy bụi do lâu ngày không dùng đến.

“Sư thầy” Thích Tâm Phúc và câu chuyện quá đà của mạng xã hội ảnh 1

Căn nhà được tự cho là :Chùa Hoàng Pháp Trung Ương" của "sư thầy Thích Tâm Phúc".

Ông Tám cho biết, hoàn cảnh bà cụ rất khó khăn, nghèo đến nỗi tiền điện mỗi tháng không đủ đóng. Nhiều người biết chuyện, gom góp giúp bà cụ chi tiêu để sống qua ngày.

Mỗi tháng một lần, cô em gái út của Phúc đến nhà tạm giam để thăm nuôi anh. Theo lời kể, ở trong nhà tạm giam, Phúc ăn năn, ân hận về những việc làm của mình. Cụ bà ở nhà hóng tin con mà buồn não lòng. Tuổi già xế bóng nên nay ốm mai đau, cụ cũng vì một phần nhớ thương con khi chịu cảnh tù tội.

Kết cục sau những ồn ào trên mạng xã hội

Gần đây, cửa nhà bà cụ luôn đóng kín và không còn tiếp khách như trước. Nhiều youtuber, tiktoker đến quay phim làm các clip trên mạng xã hội để câu view. Cụ bà ngại tiếp xúc với những người xung quanh.

Cách đây khoảng 2 tuần, cụ bà được một số người dân hỗ trợ đưa đến ngân hàng để tạo tài khoản. Thấy cảnh già neo đơn của bà cụ, nhiều người đã thông qua các youtuber, tiktoker để gửi tiền cho mẹ của ông Phúc mong bà cụ có cuộc sống tốt hơn.

Trong câu chuyện trượt dài của Nguyễn Minh Phúc, có lẽ, cú “lộn nhào” của “sư thầy” bắt nguồn từ những ồn ào trên mạng xã hội. Thời điểm trước khi xảy ra vụ án mà Phúc phải chịu cảnh tù tội, người ta biết đến Nguyễn Minh Phúc với danh xưng Thích Tâm Phúc. Phúc đã có những phát ngôn trái với truyền thống cuội nguồn Phật giáo nước ta, xúc phạm lãnh đạo Phật giáo. Những clip phát tán trên mạng xã hội đã gây bức xúc cho người dân, đặc biệt quan trọng là hội đồng Phật tử.

Cũng từ mạng xã hội, Phúc đã đưa ra những thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị hại 70 triệu đồng. Hành vi này của Phúc đã bị TAND huyện Củ Chi tuyên phạt 8 năm tù.

Theo đó, năm 2021, bà L.T.H.T (ở huyện Hóc Môn) có mua một thửa đất hơn 420m2 tại huyện Củ Chi, với giá 2,4 tỉ đồng nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được. Năm 2022, bà T. thông qua một người giới thiệu và quen biết Phúc để nhờ làm thủ tục tách một thửa đất thành hai thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng thì Phúc đồng ý.

Phúc đã đồng ý làm thủ tục tách thửa đất với chi phí là 135 triệu đồng, nhận trước 70 triệu đồng. Phúc thuê làm hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả. Sau đó, Phúc đưa cho bà T. một giấy chứng nhận giả, còn một giấy chứng nhận giả và một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật của bà T. thì Phúc cất vào két sắt. Đợi khi nào bà T. đưa hết số tiền 65 triệu đồng còn lại, Phúc mới đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả thứ hai.

Sau khi hành vi của Phúc bị phát hiện, Phúc bỏ trốn sang Thái Lan. Ngay sau khi Phúc về lại Việt Nam, Công an huyện Củ Chi đã triệu tập Phúc để làm việc. Sau nhiều lần quanh co, Phúc khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Quá trình khám xét khẩn cấp nơi ở của Phúc, công an thu giữ 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 giấy chứng nhận gốc và 9 giấy được giám định là giả).

Nguyễn Minh Phúc giao nộp thêm 1 giấy chứng nhận tăng ni, thể danh: Thích Tâm Phúc; 1 bằng Thạc sĩ Luật kinh tế và 1 bằng Tiến sĩ ngành Luật tôn giáo; 1 giấy chứng nhận điệp thọ. Theo kết luận giám định các giấy chứng nhận này đều là giả.

TIN LIÊN QUAN
 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
(Ngày Nay) - Sáng 2/1, trong không khí vui tươi của ngày đầu năm mới, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024.
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
(Ngày Nay) - Sau 55 ngày đêm phát động Chiến dịch “Triển khai hiệu quả Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID”, đến ngày 31/12/2024, 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các hoạt động hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Đoạn phim hướng đến giới trẻ - độ tuổi dễ bị chi phối bởi những nội dung giải trí.
"Lướt đến lúc" – Hồi chuông thức tỉnh Gen Z giữa kỷ nguyên nội dung ngắn
(Ngày Nay) - Phim ngắn “Lướt Đến Lúc” là sản phẩm truyền thông do nhóm sinh viên thuộc lớp Ảnh Báo Chí K44 thuộc Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền thực hiện, tác phẩm lấy cảm hứng từ thực trạng cuộc sống khi con người bị lôi cuốn, thu hút bởi những nội dung ngắn (shorts, reels,..) trên các nền tảng mạng xã hội.