Tại sao Nga không sụp đổ khi bị phương Tây trừng phạt dồn dập?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ và đồng minh dựng lên một loạt lệnh trừng phạt chưa có tiền lệ nhằm triệt hạ kinh tế Nga.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bất chấp khả năng kháng cự đáng kể của Ukraine cũng như việc triển khai nhiều gói trừng phạt nhằm vào Nga, xung đột giữa hai nước dường như chưa có dấu hiệu sớm kết thúc sau gần ba tháng giao tranh. Đến thời điểm này, đa phần giới phân tích chỉ tập trung mô tả thực trạng sức mạnh quân sự Nga, vai trò lãnh đạo của Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng như phản ứng đoàn kết hiếm thấy trong nội bộ phương Tây trước Nga.

Điều ít được đề cập chính là khả năng kháng cự, chống chọi bền bỉ của kinh tế Nga trước loạt trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và đồng minh. Trong một thế giới vốn đã phải chịu tác động bất ổn từ đứt gãy chuỗi cung, thiếu hụt năng lượng và suy giảm tăng trưởng, dễ nhận thấy rằng các biện pháp cấm vận đã không đạt mục tiêu mà phương Tây đề ra – làm sụp đổ kinh tế Nga.

Trước khi làm rõ các nhân tố giúp Nga tránh được kết cục thảm họa kinh tế, cần phải hiểu rõ quy mô, cấp độ của các đòn trừng phạt mà Moskva phải đối diện. Đầu tiên là cấm vận nhằm vào Ngân hàng Trung ương Nga, khiến 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga ở nước ngoài bị đóng băng.

Kế đến, Mỹ và đồng minh cũng cấm xuất khẩu công nghệ cao, thiết bị, vật tư phục vụ ngành năng lượng, hàng không sang Nga. Mỹ áp cấm vận dầu thô, khí đốt, than đá, sản phẩm lọc dầu từ Nga. Mới nhất là việc Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu than đá từ Nga, đẩy mạnh thảo luận về gói trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của Moskva.

Dưới tác động của một loạt gói trừng phạt này, nhiều công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia đã rời khỏi thị trường Nga, như là McDonald's, Coca-Cola, Apple, hay BP... Khác với cấm vận phương Tây dựng lên chống Moskva sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga (nhưng không được Ukraine công nhận), đòn trừng phạt lần này ngay lập tức đã gây ra tác động mạnh.

Ngay sau khi Nga mở chiến dịch quân sự và đối diện với trừng phạt tức thời của Mỹ và đồng minh, đồng rúp Nga mất giá 50%, thị trường chứng khoán Nga mất điểm kỷ lục, buộc nhà điều hành phải ra lệnh tạm thời ngừng giao dịch. Ở giai đoạn đầu của xung đột, có vẻ như phương Tây “thành công đến nơi” trong ý định gây xáo trộn kinh tế Nga.

Thế nhưng sau đó đồng rúp bắt đầu lấy lại sức mạnh. Tính đến thời điểm này, đồng rúp đã trở về giá trị như trước thời điểm Nga can thiệp quân sự vào Ukraine. Chính điều này đã đặt ra câu hỏi với giới quan sát về cách thức giúp kinh tế Nga trụ vững giữa khủng hoảng. Không thể khẳng định đồng rúp là chỉ dấu thực chất cho sức khỏe kinh tế Nga. Nhưng khi xem xét dưới góc độ kinh tế, ổn định của đồng nội tệ cũng là phản ánh quan trọng của ổn định kinh tế. Một tín hiệu lạc quan khác chính là việc Ngân hàng Trung ương đã hạ lãi suất từ mức 17% xuống còn 14%.

Vậy bằng cách nào Nga vượt qua đòn trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây? Thế mạnh về xuất khẩu năng lượng, những lỗ hổng trong gói cấm vận của phương Tây và thực thi các biện pháp kinh tế khẩn cấp giúp Nga là các nhân tố giúp Nga vượt qua “bão khủng hoảng”.

Tại sao Nga không sụp đổ khi bị phương Tây trừng phạt dồn dập? ảnh 1
Đường ống "Sức mạnh của Siberia" dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Trước hết là vị thế riêng có của Nga trên thị trường năng lượng, hàng hóa. Nga là nhà xuất khẩu ròng các mặt hàng dầu mỏ, khí đốt, xăng dầu thành phẩm, ngũ cốc cũng như một số nguyên, nhiên liệu chủ chốt cho đầu vào các ngành sản xuất, chế tạo. Nguồn thu từ xuất khẩu này giúp Nga có được nguồn lực tài chính ổn định. Cũng là gói trừng phạt đó nếu áp đặt vào một nước nhập khẩu ròng những sản phẩm này, nước bị cấm vận sẽ đối diện với nạn đói, giải trừ công nghiệp, bất ổn …

Quan hệ thương mại rộng mở với hai đối tác lớn là Trung Quốc và Ấn Độ là nhân tố bảo đảm dòng ngoại tệ vẫn chảy về Nga, xoa dịu những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ. Nguồn thu ngoại tệ cũng đến từ EU, đơn giản là bởi khu vực này vẫn chưa thể sớm từ bỏ nguồn khí đốt và phần nào đó là dầu thô từ Nga.

Đương nhiên, lượng ngoại tệ này sẽ “vô dụng” nếu như Nga không thể sử dụng do lệnh trừng phạt. Đây là lý do khiến nhiều hãng định mức tín nhiệm hồi tháng 4 vừa qua cảnh báo kịch bản vợ nỡ hiển hiện đối với Nga. Nhưng một lần nữa Nga đã vượt qua được thách thức, khi tận dụng được những khe hở trong cấm vận của phương Tây.

Ngay sau các lệnh trừng phạt đầu tiên được đưa ra, Bộ Tài chính Mỹ vẫn cấp phép miễn trừ tạm thời với Nga, nhằm bảo đảm nhận các khoản thanh toán lãi, cổ tức hoặc đáo hạn liên quan đến nợ hoặc vốn chủ sở hữu từ Nga.

Chính điều này giúp Nga tránh được nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, miễn trừ này dự kiến hết hạn vào ngày 25/5, thời điểm Nga sẽ vẫn còn các khoản trái phiếu chính phủ trị giá gần 2 tỷ USD phải thanh toán cho nhà đầu tư nước ngoài trước cuối năm nay. Thông tin mới nhất cho thấy Mỹ không có ý định gia hạn miễn trừ này.

Nhân tố còn lại mang tính quyết định chính là việc Chính phủ Nga đã thực thi một loạt biện pháp kinh tế khẩn cấp để giữ giá đồng nội tệ. Sau thời điểm bị Mỹ và phương Tây áp cấm vận năm 2014, Nga đã bắt tay xây dựng “pháo đài kinh tế” đủ sức chống đỡ với trừng phạt từ bên ngoài. Nổi bật là kho dự trữ ngoại tệ lên đến 640 tỷ USD, được coi là công cụ quan trọng để ứng phó trước nguy cơ khủng hoảng.

Kế đến, Nga đã có những phản ứng tức thời trước đòn cấm vận của phương Tây. Ngân hàng Trung ương Nga đã nâng lãi suất lên 20%, ra quy định buộc các nhà xuất khẩu phải bán 80% ngoại tệ thu được cho nhà nước, hạn chế lượng ngoại tệ tối đa mà người dân được quyền rút xuống còn 10.000 USD.

Bước đi này cùng với sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin buộc “khách hàng không thân thiện” phải thực hiện cơ chế thanh toán bằng đồng rúp đối với các hợp đồng mua khí đốt đều có tác dụng hỗ trợ đồng nội tệ, kiểm soát tốt thị trường tiền tệ trong nước.

Nga đã trụ vững trước sức ép trừng phạt, nhưng triển vọng kinh tế trong dài hạn gặp nhiều thách thức. Các biện pháp mạnh tay được đưa ra để trung hòa lệnh cấm vận không phải là giải pháp lâu dài. Nếu như đồng rúp đến một thời điểm nào đó sụp đổ, kinh tế Nga cũng sẽ rơi vào khốn khó.

Nga cũng gặp khó khăn trong tiếp cận hàng hóa, công nghệ cần thiết để duy trì những ngành kinh tế then chốt. Những thách thức khác bao gồm nạn “chảy máu chất xám” cũng như nguy cơ suy giảm nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt từ thị trường bên ngoài, gây tổn thất đến sức mạnh kinh tế của Nga.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.