Tái tạo diện mạo nữ quý tộc thời cổ đại Trung Quốc bằng AI

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà nghiên cứu đã thành công tạo ra một bức chân dung kỹ thuật số của Tân Truy phu nhân, một nữ quý tộc người Trung Quốc, dựa trên những gì được tìm thấy trong lăng mộ 2.200 tuổi của bà.
Tái tạo diện mạo nữ quý tộc thời cổ đại Trung Quốc bằng AI

Kể từ khi lăng mộ được tìm thấy vào những năm 1970, Tân Truy phu nhân đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khảo cổ học trên khắp thế giới. Thi hài của bà được bảo quản một cách vô cùng kỹ lưỡng, như thể được ngưng đọng thời gian, khiến nhiều người gán cho bà biệt danh “Người đẹp ngủ trong rừng” của Trung Quốc.

Giờ đây, thế giới cuối cùng đã có thể chiêm ngưỡng chân dung nữ quý tộc này vào thời điểm lúc còn sống nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến.

Cuối tuần trước, Bảo tàng Hồ Nam đã cho trưng bày bức chân dung kỹ thuật số của Tân Truy phu nhân, tác phẩm được tạo ra dựa trên những gì được tìm thấy trong lăng mộ của bà tại Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Theo Yuan Zhongbiao, một chuyên gia làm việc trong dự án, nhóm nghiên cứu thậm chí còn có thể tái tạo quần áo và lớp trang điểm mà Tân Truy phu nhân có thể đã mặc dựa vào những dấu vết được tìm thấy trên hài cốt của bà.

Người ta biết rất ít về cuộc đời của Tân Truy phu nhân. Được biết, bà sống vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, là vợ của thừa tướng Lợi Thương, hay còn được gọi là Hầu tước Đại, và các nhà khảo cổ học tin rằng bà qua đời vì bạo bệnh ở tuổi 50.

Sau hơn 2.000 năm chìm trong bóng tối, lăng mộ của bà tình cờ được phát hiện vào những năm 1970 bởi các công nhân xây dựng khi họ đang tiến hành xây dựng một nhà kho ngầm bên dưới một bệnh viện ở Trường Sa.

Khi địa điểm được biết đến với tên Mawangdui, hay “Gò của vua Mã”, được các nhà khảo cổ học khai quật, họ phát hiện thấy thi hài của Tân Truy phu nhân vẫn gần như nguyên vẹn sau hàng thế kỷ. Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận một xác chết với niên đại lâu đời có thể được bảo quản mà không dùng tới kỹ thuật ướp xác.

Duan Xiaoming, giám đốc Bảo tàng Hồ Nam cho biết: “Tình trạng của bà ấy rất tốt - cơ thể bà mịn màng và dẻo dai, với các mô mềm mại, đàn hồi bên dưới da. Một số khớp thậm chí còn có thể cử động được, lông mi và lông mũi vẫn còn nguyên vẹn, và vẫn còn dấu vân tay”.

Theo Bảo tàng Hồ Nam, xác chết vẫn còn nguyên vẹn là nhờ cấu trúc thiết kế của lăng mộ. Thi hài của Tân Truy phu nhân được đặt trong quan tài sơn mài bốn lớp, chôn bên trong một cái hố kín khí sâu 16 m, ngăn chặn được phần lớn vi khuẩn. Một số chất lỏng bảo quản bao gồm hợp chất thủy ngân cũng được tìm thấy bên trong quan tài của bà.

Tuy nhiên, khuôn mặt của Tân Truy phu nhân đã không còn có thể nhận dạng được khi khai quật, khiến các nhà nghiên cứu Trung Quốc phải mất hàng thập kỷ để cố gắng tái tạo lại diện mạo ban đầu của bà.

Năm 2002, Bảo tàng Hồ Nam đã thuê Zhao Chengwen, một nhà tội phạm học, đến để thử khôi phục khuôn mặt của Tân Truy phu nhân bằng hệ thống mô phỏng thường được cảnh sát sử dụng để xác định nghi phạm và nạn nhân đã chết. Nhưng những bức chân dung thu được không cung cấp những chi tiết rõ ràng mà các nhà nghiên cứu mong đợi.

Sự phát triển nhanh chóng của AI trong những năm gần đây đã mở ra nhiều cơ hội mới. Vào tháng 10 năm ngoái, Bảo tàng Hồ Nam đã khởi động một dự án mới, huy động một đội ngũ chuyên gia hàng đầu về phục dựng sọ mặt.

Tái tạo diện mạo nữ quý tộc thời cổ đại Trung Quốc bằng AI ảnh 1

Hai phiên bản khuôn mặt của Tân Truy phu nhân, bên trái ở tuổi 35, bên phải ở tuổi 50.

Yuan Zhongbiao, một thành viên của nhóm phục dựng, chia sẻ: “Do những hạn chế của công nghệ chụp ảnh y tế khi Tân Truy phu nhân được khai quật, chỉ có thể quét tia X trên hộp sọ của bà để tiến hành kiểm tra. Dù vậy, những hình ảnh được từng lưu lại là tài liệu tham khảo quan trọng để xác định các đặc điểm sọ và khuôn mặt của bà”.

Nhóm nghiên cứu đã đưa dữ liệu từ hộp sọ của xác chết vào cơ sở dữ liệu sọ mặt, cho phép họ tạo ra một tác phẩm điêu khắc chi tiết mô tả diện mạo của Tân Truy phu nhân. Sau đó công ty Cá voi Kỹ thuật số Trường Sa sử dụng công nghệ AI hợp tác đã chuyển đổi tác phẩm điêu khắc này thành chân dung 3D siêu thực.

Thành phẩm là một hình ảnh thực tế đến kinh ngạc, từ hình dáng của Tân Truy phu nhân khi còn sống, cho đến kết cấu của tóc và làn da. Bằng cách sử dụng các đồ vật được khai quật từ ngôi mộ, nhóm nghiên cứu thậm chí còn có thể tái tạo lại quần áo và lớp trang điểm của bà.

Theo ông Zhang Rihui, tổng giám đốc của Cá voi Kỹ thuật số Trường Sa, công ty này đã tạo ra hai phiên bản chân dung riêng biệt: một phiên bản mô tả phu nhân Xin Zhui vào thời điểm bà qua đời và một phiên bản khác mô phỏng ngoại hình của bà khi bà 35 tuổi.

Bảo tàng Hồ Nam dự định biến bức chân dung 3D này thành một chatbot AI có thể tương tác đầy đủ, cho phép du khách giao tiếp thông qua màn hình được lắp đặt bên trong bảo tàng. Triển lãm mới kỷ niệm 50 năm hoàn thành cuộc khai quật Mawangdui sẽ được khai mạc vào cuối năm nay.

Theo Sixth Tone
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...