Tâm sự người con xa xứ: Giữ trọn nét văn hóa nguồn cội Việt

"Dù là 35 năm sống xa quê hương, dù cả năm tôi có ăn đồ ăn và sống lối sống phương Tây, tôi nhất định phải giữ lại cho mình trọn vẹn tinh thần của văn hóa nơi cội nguồn đã sinh ra tôi!"
Tâm sự người con xa xứ: Giữ trọn nét văn hóa nguồn cội Việt

Lần đầu một mình trở về Hà Nội - nơi tôi sinh ra, thật khó để diễn tả đúng cảm giác của mình, vừa lạ lẫm vừa có gì đó thật mơ hồ mà thân quen. Tôi cảm thấy như thể mình có lý do để thuộc về nơi này. (Thanh Loan, TP. HCM).

Tết năm 1978, đại gia đình 11 người chúng tôi gồm ông bà ngoại, ba mẹ, hai dì, ba anh em tôi và hai đứa em họ (một đứa còn nằm trong bụng dì tôi) khăn gói tha hương đi tìm cuộc sống mới. Chú bé là tôi khi ấy chưa từng biết gì về thế giới bên ngoài, không biết sẽ theo người lớn đi đâu, trí óc tôi chỉ hiện lên câu hỏi rất ngây ngô, không biết ở nơi đó, tôi có gặp lại những ngôi nhà, những người bạn giống như ở Việt Nam không?

Tâm sự người con xa xứ: Giữ trọn nét văn hóa nguồn cội Việt - anh 1

Trong tim những người con xa xứ luôn đau đáu nỗi nhớ cội nguồn Việt. Ảnh minh họa

Cuộc hành trình tha hương vất vả đó kéo dài tới hai năm, dài hơn và nhiều khó khăn hơn những gì ba mẹ tôi nghĩ, có những lúc tưởng chừng như vô vọng. Chúng tôi theo tàu lênh đênh trên biển rồi ghé vào một đảo hoang của Trung Quốc, dựng lều sống mấy tháng trời, rồi một con tàu khác tới đưa chúng tôi qua Hong Kong, ngày ba mẹ phải theo xe ra ngoài đi làm, tối về trại tị nạn suốt hơn một năm…

Trong chuyến tha hương, chồng của dì lớn tôi không chịu đi theo và không ai ngờ rằng từ đây, gia đình nhỏ của họ bị chia cắt mãi mãi. Sự thiếu thốn trên đường đi đã cướp đi sinh mạng dì tôi ngay sau khi sinh nở. Đây cũng là điều day dứt tâm can suốt đời ông bà ngoại và mẹ tôi, tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần mẹ tôi bần thần nói: “Phải chi ngày ấy đừng rời bỏ Việt Nam… thì dì vẫn còn sống!”

Cuối mùa xuân năm 1980, cả gia đình tôi được bảo lãnh nhân đạo tới Calgary, Alberta, Canada. Ba mẹ tôi vẫn nghĩ mình sẽ đến một xứ sở giàu có và rất đông vui, tấp nập giống như Hong Kong. Nhưng rồi thế giới mới hiện ra trước mắt chúng tôi rất khác so với tưởng tượng. Nhà cửa thưa thớt, ít thấy bóng người, tuyết vẫn còn đọng lại vài nơi khiến đường xá khá bẩn. Một thế giới khác lạ về cảnh vật, con người, ngôn ngữ, cách ứng xử… khiến chúng tôi vô cùng bối rối.

Tâm sự người con xa xứ: Giữ trọn nét văn hóa nguồn cội Việt - anh 2

"Tôi nhất định phải giữ lại cho mình trọn vẹn tinh thần của văn hóa nơi cội nguồn đã sinh ra tôi!". Ảnh minh họa

Nhưng cái cảm giác bỡ ngỡ và hơi sốc ban đầu đó không được phép tồn tại lâu. Cả gia đình tôi gồm người già, người lớn và trẻ nhỏ buộc phải mau chóng tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Ba tôi đi làm ở xưởng gỗ, mẹ tôi làm xưởng may, rồi ban đêm hai người làm thêm dọn dẹp văn phòng… Vì không hiểu tiếng Anh, lúc ở chỗ làm, người ta nói gì ba mẹ cũng chỉ biết cười, nhưng lúc về nhà, nhiều lần mẹ tôi khóc vì lo mình làm sai ý người ta.

Ba anh em tôi sau hai năm gián đoạn học hành đã hăm hở đến trường, nhưng chúng tôi bị trêu cười vì không biết nói tiếng Anh. Tôi lao vào học tiếng Anh điên cuồng, mọi lúc mọi nơi. Đêm nào trước khi đi ngủ tôi cũng cầu nguyện, rồi một ngày tôi sẽ nói giỏi hơn những người đã cười tôi.

Thời gian cứ thế trôi đi, cuộc sống của gia đình tôi dần ổn định. Tám anh em chúng tôi đã lớn lên, trưởng thành và hấp thụ trọn vẹn nền văn minh, lối sống phương Tây. Tôi bắt đầu tìm lại quê hương mình, nơi mà ông bà ngoại đã đi xa của tôi không còn cơ hội trở về và ba mẹ tôi chưa một lần dẫn các con về thăm trong những năm tháng mưu sinh quay cuồng vất vả.

Khi lần đầu một mình trở về Hà Nội - nơi tôi sinh ra, thật khó để diễn tả đúng cảm giác của mình, vừa lạ lẫm vừa có gì đó thật mơ hồ mà thật thân quen, tôi cảm thấy như thể mình có lý do để thuộc về nơi này. Tôi tự hỏi, anh em chúng tôi - thế hệ người Việt thứ hai ở nơi này, không chịu nhiều đau thương, vất vả, không mang theo thật nhiều ký ức, không phải chịu đựng nỗi nhớ quê hương dai dẳng… như thế hệ ông bà, ba mẹ tôi, nhưng chúng tôi không hoàn toàn là người Canada. Chúng tôi sẽ giữ lại cho mình những gì trong phần con người Việt Nam - con người phương Đông khi sống ở thế giới phương Tây.

Lớn lên trong lòng xã hội phương Tây, tôi biết họ rất giỏi trong việc xây dựng một xã hội phát triển. Chính phủ đứng ra nhận trách nhiệm trông nom sức khỏe cho người già, nuôi dạy trẻ nhỏ, người trưởng thành thì yên tâm đi làm, đóng thuế, họ có cơ hội và bị thúc đẩy đóng góp hết sức mình cho xã hội. Nhưng cùng lúc đó cấu trúc gia đình lỏng lẻo đi, tình cảm giữa người thân dường như đơn giản đi.

Tôi nghĩ rằng người phương Đông giỏi hơn trong việc xây dựng một gia đình gắn bó, quan tâm lẫn nhau và luôn luôn nồng ấm. Tôi có thói quen hay ghé nhà ba mẹ, đơn giản chỉ để xem có thứ gì hỏng không hay ngồi nói chuyện trong lúc họ ăn tối. Khi về Việt Nam tôi mới nhận ra rằng, thói quen nhỏ đó bắt nguồn từ tình cảm gia đình sâu nặng theo kiểu người Phương Đông, chứ không phải chỉ nhờ giáo dục mà có được. Tôi yêu cái cách kính trọng người già và tạo ra thứ bậc trong gia đình Việt Nam. Tôi muốn giữ lại nó cho cả thế hệ con cái mình.

Một điều khiến tôi ngạc nhiên khi về Việt Nam là những người bạn thuở nhỏ rất nhiệt tình dành thời gian tiếp đón tôi, không khí gặp mặt nhanh chóng trở nên thân mật dù đã rất lâu không liên lạc và có quá nhiều thay đổi. Điều này không dễ gì có được ở nơi tôi đang sống. Tôi muốn học cách cư xử của người Việt Nam với những người tôi yêu quý.

35 năm sống xa quê hương là 35 cái Tết ba tôi giữ thói quen gói 70-80 cái bánh chưng để cúng ông bà và tặng người thân, bạn bè. Chúng tôi phải chế tạo một cái bếp gas riêng dưới garage để ông luộc bánh. Dù cả năm tôi có ăn đồ ăn và sống lối sống phương Tây, thì đến những ngày lễ, gia đình tôi phải ăn món của Việt Nam và sống trong không khí của phương Đông. Tôi nhất định phải giữ lại cho mình trọn vẹn tinh thần của văn hóa nơi cội nguồn đã sinh ra tôi!

Theo Dương Loan (ghi lại lời kể của chồng)/VnExpress

(*) Tiêu đề đã được Ngaynay.vn đặt lại

Xem thêm:

- Người Mỹ choáng ngợp bởi vẻ đẹp kì vĩ của hang Sơn Đoòng

- Bác sĩ người Mỹ gốc Việt và phát minh cho người bệnh về mắt có '1-0-2'

- Chàng trai vàng của Olympic Vật Lý châu Á 2015: Không ngủ quên trên chiến thắng

- Olympic Vật Lý châu Á 2015: Việt Nam bội thu với 6 huy chương các loại

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.