Thần kỳ Masan

Thần kỳ Masan

Bất chấp đại dịch COVID-19, Công ty Cổ phần tập đoàn Masan (Masan Group) vẫn kết thúc năm tài chính 2020 với doanh thu 77.218 tỉ đồng, gấp đôi doanh thu 37.354 tỉ đồng năm 2019. Ngoài việc đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu năm 2020, trong năm 2021, Masan Group còn đẩy nhanh nhanh tiến trình thực hiện tham vọng phục vụ 50 triệu người dùng vào năm 2025.

____________________________

Thần kỳ Masan ảnh 1

Theo kết quả kinh doanh quý 4 và năm tài chính 2020, Masan Group đã hoàn thành mục tiêu tài chính đề ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 77.218 tỉ đồng, tăng 106,7% so với mức 37.354 tỉ đồng trong năm 2019; lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của công ty đạt 265 tỉ đồng trong quý 4 năm 2020 và 1.234 tỉ đồng trong năm 2020.

Thần kỳ Masan ảnh 2

Riêng Vincommerece, đơn vị chủ quản chuỗi bán lẽ Vinmart/ Vinmart+ và 14 nông trường công nghệ cao VinEco, đã lột xác và có bước chuyển mình mạnh mẽ sau một năm kể từ ngày về tay Masan Group. Quý 4 năm 2020, lần đầu tiên hệ thống bán lẻ này đạt EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) dương 16 tỉ đồng.

Con số lợi nhuận này quả thật vô cùng nhỏ bé so với quy mô của Masan, nhưng đánh dấu sự “trưởng thành” ở mảng bán lẻ của tập đoàn này, từ đó, tạo bước đệm cho công cuộc chuyển đổi trong năm 2021. Bởi một năm trước đó, khi công bố thương vụ mua lại Vincommerece, Masan đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều, thậm chí, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan Group cho biết “những người tin tưởng Masan đã trở nên lung lay và giá cổ phiếu đã giảm phân nửa chỉ trong một tháng”.

Lý giải phản ứng trên, ông Quang cho rằng “đó là điều dễ hiểu”, vì khi mua Vincommerece, đồng nghĩa Masan phải tiếp nhận khoản lỗ 100 triệu USD từ Vincommerece, trong khi bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bán lẻ. Chưa hết, khi đặt mục tiêu đưa Vincommerece hòa vốn EBITDA trong quý 4 năm 2020, Masan vấp phải chướng ngại vật vô cùng to lớn mang tên COVID-19.

Thần kỳ Masan ảnh 3

Cũng may, nhờ Việt Nam có chiến dịch kiểm soát dịch COVID-19 tốt, nên biên EBITDA quý 3 năm 2020 của Vincommerece đã phục hồi âm 3%, trong khi chỉ số này là âm 8,4% vào quý II và sang quý4 năm 2020, lần đầu đạt dương. Tất nhiên, phải kể đến sự cộng hưởng bởi chuyển biến trong nội tại của Masan khi thực hiện tái cấu trúc Vincommerece theo hai hướng chiến lược.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Masan Group và các công ty thành viên đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, bao gồm: ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, chống hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, giúp đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai,…

Hướng thứ nhất là cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống bằng cách tối ưu hóa doanh mục sản phẩm, tăng tỷ trọng hàng tươi sống, áp dụng chính sách bán hàng hấp dẫn… Hướng thứ hai là mạnh tay đóng cửa các siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động kém hiệu quả. Nhờ linh động thực hiện tái cấu trúc theo cả hai chiều, Masan đã biến hệ thống bán lẻ Vincommerece có lãi sau một năm.

Cộng với doanh thu thuần đạt mức 1 tỉ USD vào năm 2020 của Masan Consumer Holdings, The CrownX - công ty nắm giữ lợi ích của Masan Group tại Vincommerece và Masan Consumer Holdings, đã vươn lên vị trí thứ hai trong lĩnh vực kinh doanh tiêu dùng.

Thần kỳ Masan ảnh 4

Khi Vincommerece đạt mức EBITDA dương, trong đó hàng tiêu dùng có thương hiệu tăng trưởng doanh thu gần 30% nhờ vào khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và thế mạnh xây dựng thương hiệu, Chủ tịch HĐQT Masan Group Nguyễn Đăng Quang khẳng định nền tảng tiêu dùng bán lẻ The CrownX đã hoàn tất giai đoạn đầu tiên trong quá trình chuyển đổi.

Ông Quang nhấn mạnh: “Đây chỉ mới là điểm khởi đầu trên con đường xây dựng hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại, giúp đẩy mạnh tăng trưởng và mang đến các giá trị vượt trội. Năm 2021, Masan đặt mục tiêu chuyển đổi Vincommerece từ điểm mua sắm thuần túy trở thành nền tảng phục vụ nhu cầu thiết yếu, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm xuyên suốt từ online-to-offline.

Thần kỳ Masan ảnh 5

Chúng tôi gọi đây là Point of Life: Nền tảng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu chiếm hơn 50% chi tiêu tiêu dùng, bao gồm hàng FMCG, thực phẩm tươi sống, các sản phẩm, dịch vụ tài chính và các giá trị gia tăng. Đây chính là đích đến khi Masan quyết định mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ. Từ nền tảng vững chắc đã được thiết lập, 2021 là năm bản lề để chúng tôi hiện thực hóa tầm nhìn này”.

Tại Đại hội đồng Cổ đông Thường niên, cũng là kỷ niệm 25 ngày thành lập vào hôm 1/4/2021, Masan Group đưa ra kế hoạch tài chính năm 2021 với mục tiêu doanh thu thuần từ 92.000 - 102.000 tỉ đồng, tức tăng trưởng từ 19% đến 32% so với năm 2020.

Về Point of Life, ông Quang cho rằng đây là bước điều hướng cửa hàng thuần túy thành cửa hàng hiện đại, kết nối toàn bộ nhu cầu của người tiêu dùng lại với nhau để tạo nền tảng nhất quán từ online đến offline, bên cạnh kết hợp các sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt nhất. Trong năm 2021, Masan Group sẽ bắt đầu thực hiện nền tảng này.

“Với kế hoạch này, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được 5-10% cho các hàng hóa thiết yếu, trong khi lợi nhuận của các nhà sản xuất và nông dân tăng 5-10%, bên cạnh đó, các đối tác nhượng quyền bán lẻ cũng tăng lợi nhuận từ 5-10%”, ông Quang hào hứng.

Vị tỉ phú này cũng kỳ vọng, khi chuyển đổi sang nền tảng bán lẻ hiện đại, Masan sẽ trở thành doanh nghiệp đạt doanh thu 7-10 tỉ USD và lợi nhuận gộp gia tăng hai con số vào năm 2025 trong lĩnh vực bán lẻ. Đây cũng là năm Masan hoàn tất mô hình hiệu quả để phục vụ 30 - 50 triệu người tiêu dùng.

Thần kỳ Masan ảnh 6

Để đạt mục tiêu đó, Masan cần phải phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng do chính mình tự vận hành, 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác với những tiệm tạp hóa gia đình; xây dựng mô hình chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hệ thống phân phối bằng cách ứng dụng công nghệ và khả năng tiếp cận trên quy mô toàn quốc của Masan; phát triển danh mục nhãn hàng riêng trên cơ sở hợp tác với các nhà cung cấp chiến lược để phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn với sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý; xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ online đến offline để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng.

Thần kỳ Masan ảnh 7

Về nền tảng Point of Life sẽ được thực hiện trong năm 2021, Masan Group đã đặt mục tiêu triển khai ở ít nhất 50% cửa hàng. Những cửa hàng này sẽ trở thành các điểm kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và cổng thanh toán kỹ thuật số. Đối tác cung cấp dịch vụ tài chính, không ai khác, đó chính là Techcombank.

Hiện Masan đang thực hiện khoảng 1 triệu giao dịch mỗi ngày, con số này sẽ tăng thêm 5 - 10 lần vào năm 2025 theo kế hoạch. “Khối lượng giao dịch đồ sộ sẽ cung cấp cho tập đoàn nguồn dữ liệu quý giá để thấu hiểu người tiêu dùng”, ông chủ Masan Group cho biết thêm. Ông Quang cũng cho rằng việc kết hợp bán lẻ và dịch vụ tài chính với 50% ngân sách tiêu dùng, sẽ cung cấp cho Masan nền tảng ổn định và có thể gia tăng quy mô thu hút khách hàng trung thành mà không “đốt tiền”.

Thần kỳ Masan ảnh 8

“Masan không tin tưởng vào mô hình thu hút khách hàng chỉ bằng khuyến mãi và giảm giá. Thay vào đó, Masan tin vào mô hình kinh doanh đột phá có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo và nhãn hiệu mạnh để mang đến cho người tiêu dùng nhiều giá trị hơn”, tỉ phú Quang nhấn mạnh.

Về tương lai của ngành hàng tiêu dùng, ông Quang cho rằng sẽ nằm trong tay các nhà bán lẻ hiện đại. Các kênh bán lẻ hiện đại đã thu hẹp đáng kể khoảng cách về lợi nhuận gộp giữa các nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Trong khoảng 10 năm tới, lợi nhuận gộp cũng như khả năng chi phối người tiêu dùng sẽ dịch chuyển mạnh mẽ từ các nhà sản xuất sang các nhà bán lẻ. Hiện, Việt Nam đang bước vào giai đoạn này.

Nói thêm một chút về cửa hàng hiện đại, đây sẽ là nơi kết nối toàn bộ các nhu cầu của người tiêu dùng lại với nhau, để tạo ra một nền tảng bao trùm xuyên suốt từ online đến offline, kết hợp các sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt nhất. Khi các dịch vụ kết nối với nhau vào một nền tảng duy nhất, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

Thần kỳ Masan ảnh 9

Bài: Lê Xuân Thọ

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.