Thầy ngoại hay chuyện ai nâng tầm bóng đá Việt

(Ngày Nay) - Trải qua hơn chục đời HLV ngoại, bóng đá Việt Nam hiện vẫn loay hoay ở “vùng trũng” Đông Nam Á, bất lực với những mục tiêu trong chiến lược phát triển tới năm 2020. Có vẻ như những người làm bóng đá Việt Nam đang chạy theo phần ngọn, mà quên mất để phát triển, cần thiết phải giải quyết từ phần gốc.
HLV Park Hang-seo đến từ Hàn Quốc
HLV Park Hang-seo đến từ Hàn Quốc

Hôm 10/10 vừa qua, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã tiến hành Lễ ký hợp đồng HLV trưởng các ĐTQG với ông Park Hang-seo, người Hàn Quốc. Đến từ nền bóng đá phát triển bậc nhất châu Á, ông Park, năm nay 58 tuổi, được chờ đợi sẽ giúp bóng đá Việt Nam được “nâng tầm”, với đích ngắm cụ thể là VCK Asian Cup 2019 và Olympic Tokyo 2020.

Nói về chuyện “nâng tầm bóng đá Việt”, không thể không nhắc tới cả chục đời thầy ngoại của bóng đá Việt Nam trước đây. Đó là các ông Karl Weigang, Colin Murphy, Edson Tavares hay A.Ried, Henrique Calisto…Ông Park Hang-seo, như mô tả của VFF, là một trong những HLV “khủng” nhất từng làm việc cho bóng đá Việt Nam, dựa theo các dữ liệu trong hợp đồng. Ông Park từng đoạt HCĐ Asiad 2002 với đội tuyển Olympic Hàn Quốc, dẫn dắt một loạt đội bóng lớn ở nước này và nổi tiếng nhất khi từng làm trợ lý cho “phù thuỷ” người Hà Lan Guus Hiddink tại World Cup 2002, gảii đấu đội tuyển quốc gia Hàn Quốc lọt vào nhóm “tứ đại anh hào”.

Thực ra khi “khoe” tài của ông Park, VFF có lẽ đã quên một nhân vật, cũng từng được đánh giá là “HLV ngoại tốt nhất lịch sử Việt Nam”. Người đó là ông Falko Goetz, một cựu tuyển thủ quốc gia Đức. Ông Falko Goetz đến từ Đức, nền bóng đá thậm chí phát triển mạnh hơn nhiều so với Hàn Quốc, với sự gật đầu của ông Nguyễn Trọng Hỷ, khi đó đương quyền Chủ tịch VFF. Tuy nhiên chỉ sau một kỳ SEA Games thất bại tại Indonesia (năm 2011), ông Falko Goetz đã nhận “trát” sa thải của VFF ngay khi đang trong thời gian nghỉ ngơi ở quê nhà. Ông Goetz có vẻ như chưa được tư vấn về độ khắc nghiệt của bóng đá Việt Nam, gắn với giấc mộng vàng SEA Games của cả chục triệu người hâm mộ.

Trong số những ông thầy ngoại thành công nhất với bóng đá Việt Nam, dẫn đầu phải kể tới HLV H.Calisto với chức vô địch AFF Cup 2008. Ông Calisto sau đó còn cùng U23 Việt Nam giành HCB ở SEA Games 25 (Lào). Tuy nhiên, thất bại ở AFF Cup 2010 đã khiến ông Calisto sau đó phải nói lời chia tay chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, chuyển qua giải VĐQG Thái Lan để hành nghề.

Kém hơn ông Calisto một chút là nhà cầm quân người Áo, A.Riedl khi nhiều lần giúp bóng đá Việt Nam đoạt HCB ở các giải đấu trong khu vực. Các ông Weigang hay Murphy cũng ít nhiều được đánh giá là có công trạng. Tuy nhiên, lần lượt, người trước người sau đều phải ra đi. Kịch bản chung là sau mỗi giải đấu không thành công của đội tuyển Việt Nam hoặc các đội trẻ, thầy ngoại bị “bay” ghế.  VFF sau đó lại loay hoay đi tìm người mới, trong lúc bóng đá Việt thì vẫn ngơ ngác không biết tầm của mình đã được nâng tới đâu.

Trước ông Park Hang-seo, đội tuyển Việt Nam đã chia tay HLV Nguyễn Hữu Thắng vì thất bại tại SEA Games 29. Ông Thắng trước đó cũng không thành công với mục tiêu đưa Việt Nam vào Chung kết AFF Cup 2016. Người ta biết rằng trước khi lên tuyển, cựu trung vệ xứ Nghệ được chờ đợi sẽ xây dựng được lối chơi thích hợp với các cầu thủ Việt Nam, hòng định hướng một lối chơi thống nhất. Ông Thắng đi, tất cả lại trở lại từ đầu với một nhà cầm quân đến từ bóng đá Hàn Quốc, vốn nổi tiếng thiên về thể lực hơn là kỹ thuật.

Bàn chuyện này, không thể không nhắc việc mới đây, một cựu quan chức VFF là ông Phạm Ngọc Viễn đã báo động về việc thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó thì hầu hết các mục tiêu đều có nguy cơ “vỡ”. Ông Park liệu có giúp bóng đá Việt Nam giải được thách thức trên?

Câu trả lời là “Không”! Vấn đề được chỉ ra rằng, ĐTQG chỉ là sản phẩm cao nhất của nền bóng đá. HLV Park Hang-seo hay bất kỳ nhà cầm quân nào chỉ có thể phát huy được tốt nhất năng lực chuyên môn, nếu được trao vào tay những cầu thủ tốt. Như người ta thường nói là “có bột mới gột nên hồ”. Đội tuyển Việt Nam là tập hợp những cầu thủ tốt nhất đang chơi bóng tại V-League, và một vài có thể ở giải hạng Nhất. Thế nên, nâng tầm V-League mới là điểm cốt lõi để giải cứu cho bóng đá Việt Nam, thay vì một ông thầy ngoại.

Không phải ngẫu nhiên trong chỉ đạo mới đây của Chính phủ đối với bóng đá, thì song song yêu cầu củng cố VFF, một nhiệm vụ trực tiếp được giao là phải cải tổ V-League. Cho tới khi nào các khán đài V-League vẫn heo hắt CĐV như hiện nay, thì điều này là vô cùng khó khăn. Bóng đá không thể thiếu khán giả nếu muốn phát triển, bắt kịp các quốc gia trong châu lục, hay gần hơn như Thái Lan ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, đối với yêu cầu này, không ít người lại cho rằng, “cuộc chơi” không phải lúc nào cũng nằm trong tay VFF. Đơn cử như việc minh bạch quan hệ giữa các đội bóng, tạo nên một sân chơi công bằng giữa các đội, VFF có đủ cả công cụ là luật lệ trong tay, nhưng để làm được lại cần cả những tác động ở cấp cao hơn.

Đây mới là vấn đề cốt lõi của bóng đá Việt Nam, chứ không phải việc một đôi năm lại mời một ông thày ngoại về để đổi gió.  

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.