Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19

(Ngày Nay) - Những ngày này, khi một người Trung Quốc ho hoặc hắt hơi ở nơi công cộng cũng có thể kích động sự hoảng loạn giữa đám đông, đó là câu chuyện mà Gu - một phụ nữ 20 tuổi sống tại London, đã trải qua khi bạn cô tới thăm từ Trung Quốc.


Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19

Vào cuối tháng 1, người bạn Gu đã đến một bệnh viện ở London để xác nhận rằng cơn ho của cô không bắt nguồn từ virus corona. Vài ngày trước, khi Gu đưa bạn về nhà chung, cô đã bắt gặp những ánh mắt nghi ngại từ những người trong nhà.

Dù kết quả thử nghiệm là âm tính, nhưng thái độ của một số người trong nhà vẫn hết sức tiêu cực.

"Anh ta đã phát điên và chửi mắng tôi. Anh ta không tin kết quả xét nghiệm và thậm chí còn bắt chúng tôi đi kiểm tra lại", Gu chia sẻ.

"Lúc đầu, tôi nghĩ anh ấy phản ứng như vậy vì hoảng sợ, và tôi hiểu điều đó. Sau đó, khi tôi hiểu ra rằng anh ta không muốn tôi mang bất kỳ người bạn nào của mình về nhà, tôi nhận ra đó là sự phân biệt chủng tộc", cô gái cho biết..

Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19 ảnh 1

Hai du khách tham quan thủ đô Paris của Pháp. Ảnh: Time

Trong hai tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 lần đầu bùng phát ở Vũ Hán, tâm lý lo lắng, sợ hãi và phân biệt đối xử thậm chí còn lan rộng hơn cả virus corona. Ở Trung Quốc, cư dân của tỉnh Hồ Bắc đã trở thành những người "bị bỏ bên lề", trong khi ở nước ngoài, những người mang quốc tịch Trung Quốc - và thậm chí bất cứ ai gốc Á, đều trở thành mục tiêu của nạn phân biệt chủng tộc và bài ngoại.

Ở Canada, một bà mẹ cho biết con trai mình đã bị đám bạn ở trường bắt nạt và trêu trọc do gốc gác "nửa Hoa" của mình. Còn tại Mỹ, virus corona đã tác động sâu sắc tới các doanh nghiệp thuộc chủ sở hữu gốc Á trong bối cảnh nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại dưới dạng "sóng ngầm".

Tại thành phố Manchester thuộc Vương quốc Anh, người gốc Hoa đang phải hứng chịu những lời chỉ trích từ đám đông khác sắc tộc. Ở thủ đô Rome của Italia, người dân Trung Quốc bị cấm vào một quán bar gần Đài phun nước Trevi, một trong những địa điểm du lịch mang tính biểu tượng của thành phố, được lý giải là do các quy định an ninh quốc tế.

Sự phân biệt đối xử liên quan đến đại dịch Covid-19 không chỉ giới hạn ở phương Tây, mà còn lan sang cả các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc và Nhật Bản, khi một số doanh nghiệp trưng ra các biển hiệu không tiếp khách du lịch Trung Quốc.

Một số nhà hàng ở Hong Kong thậm chí còn từ chối phục vụ những người nói tiếng phổ thông hay du khách từ đại lục vì lo ngại lây nhiễm dịch bệnh.

"Các xã hội đều cảm thấy sự cần thiết để xác định nguồn gốc của những xáo trộn như một quy chuẩn đạo đức và điều này còn quan trọng hơn chính bản thân xáo trộn.

Có rất nhiều ví dụ về cách thức này diễn ra trong tất cả các lĩnh vực khác nhau như thảm họa, ô nhiễm môi trường nói chung. Chúng ta phản ứng với rủi ro hay xáo trộn bằng cách biến nó thành một câu hỏi đạo đức về việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm", theo ông Lyle Fearnley, PGS ngành Nhân chủng học tại Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore.

Trong lịch sử, các cường quốc phương Tây thường có định kiến rằng Trung Quốc là nơi sinh sản ra các bệnh truyền nhiễm. Vào những năm 1870, khu phố Tàu tồi tàn của thành phố San Francisco được xem là phòng thí nghiệm của các căn bệnh truyền nhiễm, vốn được xem là nơi khởi phát dịch hạch vào đầu năm 1900. Hơn một thế kỷ sau, đại dịch SARS đã giết chết gần 800 người trên toàn thế giới, cũng xuất phát từ "quốc gia tỷ dân". Phần lớn quan niệm này nhắm vào thói quen ăn uống và vệ sinh của người Trung Quốc.

Và vào năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán và lan rộng sang hơn 20 quốc gia toàn cầu, đoạn video ghi lại cảnh một cô gái Trung Quốc ăn món súp dơi được lan truyền trên nhiều mạng xã hội và cho rằng thói quen ăn động vật hoang dã của người Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung chính là nguyên nhân gây ra đại dịch. 

Trong một chuyến đi gần đây đến Ấn Độ, nữ du khách gốc Hoa Cathy Li tình cờ đọc được một bài phỏng vấn của chủ tịch Tổ chức Y tế Công cộng Ấn Độ trên tạp chí New Week với tuyên bố "người Trung Quốc ăn rất nhiều động vật hoang dã", điều này khiến Li cảm thấy khó chịu.

"Tôi thấy phát biểu này có vẻ hơi phân biệt chủng tộc. Tạp chí New Week rất có tiếng tại Ấn Độ, do vậy nó cũng làm lan truyền sự hoảng loạn mù quáng này", Li cho biết.

Truyền thông đưa tin về dịch bệnh Covid-19 cũng có thể góp phần làm thổi bùng lên "ngọn lửa" phân biệt chủng tộc, vốn đã cháy âm ỉ trong nhiều thế kỷ trong lòng các xã hội.

Vào ngày 3/2, Tạp chí Phố Wall đã đăng tải bài viết của học giả Walter Russell Mead có tựa đề: "Trung Quốc - châu Á bệnh phu", với phụ đề: "Thị trường tài chính của Trung Quốc có thể còn nguy hiểm hơn cả thị trường buôn bán động vật hoang dã của nước này".

Đầu tháng này, tạp chí Der Spiegel của Đức đã chọn trang bìa với hình ảnh một người mặc đồ bảo hộ  với tiêu đề "Virus corona: Made in China", một động thái được nhiều người cho là hành vi vô cảm. Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã lên án tạp chí này, nói rằng dịch bệnh bùng phát không được sử dụng như một cái cớ để phân biệt đối xử và bài ngoại.

Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19 ảnh 2

Tờ bìa của báo Der Spiegel với nội dung phân biệt chủng tộc. Ảnh: Sixth Tone

Christophe Hu, thành viên của một hiệp hội dành cho người Pháp gốc Hoa, thừa nhận rằng nỗi sợ dịch Covid-19 là hợp pháp nhưng một số hãng truyền thông Pháp đã lan truyền thông tin không chính xác và đẩy mạnh các biể tượng phân biệt chủng tộc từ quá khứ. Ví dụ, tờ báo Courrier Picard đã sử dụng cụm từ "alerte jaune" - được dịch là "hiểm họa da vàng", một thuật ngữ ám chỉ nỗi sợ người di cư gốc Á ở phương Tây - trong một tiêu đề. Tờ báo này sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi trước sức ép của dư luận.

"Một số phương tiện truyền thông gọi Covid-19 là virus Trung Quốc, điều này gây khó hiểu và có thể ám chỉ rằng tất cả người dân Trung Quốc đều mang virus này. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á đã tồn tại trước đây và nó đang ngày càng phổ biến do sự lây lan của dịch bệnh", Christophe Hu cho biết.

Nhà nhân chủng học Lyle Fearnley cho rằng việc cố tình liên kết dịch Covid-19 với nơi bắt nguồn nó không chỉ có vấn đề từ góc độ đạo đức, mà còn bởi nó không mang tính xây dựng để ngăn chặn virus corona.

Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19 ảnh 3

Một phụ nữ Trung Quốc cầm tấm biển với thông điệp: "Con trai/gái của tôi không phải virus". Ảnh: Sixth Tone

"Hiện tại, dịch bệnh đã lan sang các quốc gia khác. Việc liên kết dịch bệnh với điểm bùng phát thực sự là một vấn đề. Nó có thể bóp méo những nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh một cách hiệu quả, khiến chúng ta không phản ứng với bản chất thay đổi của nó", ông Fearnley chỉ ra.

Kể từ khi chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên báo cáo các trường hợp viêm phổi bí ẩn cho WHO vào cuối tháng 12, hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã báo cáo về các trường hợp nhiễm Covid-19.

Nhằm ngăn chặn sự lây lan tiềm tàng, một số chính phủ đã áp đặt lệnh hạn chế du lịch tới Trung Quốc. Mỹ và Australia đã khuyến cáo công dân không nên đến quốc gia châu Á này, đồng thời không hành khách nhập cảnh nếu họ đã ở Trung Quốc trong vòng 14 ngày.

Mông Cổ, Nga và Triều Tiên đã đóng cửa biên giới đất liền với Trung Quốc, trong khi Ấn Độ đã hủy thị thực đã được cấp cho công dân Trung Quốc, cũng như những người nước ngoài khác gần đây đã đến thăm Trung Quốc. 

Hơn 20 hãng hàng không đã hủy tất cả các chuyến bay của Trung Quốc để đề phòng virus và tuân thủ quy định giảm lượng hành khách đến nước này.

Phó giáo sư Nhân chủng học Adia Benton thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) nói rằng những rào cản và hạn chế đi lại như vậy là cách để các chính phủ khẳng định uy quyền của họ.

"Tôi không chắc chắn việc hạn chế đi lại luôn làm gia tăng sự hoảng loạn và phân biệt đối xử, nhưng có vẻ như điều này đã xảy ra. Các hạn chế chưa chắc có thể giúp các chính phủ không rơi vào tình trạng mất kiểm soát", ông Benton nhận định.

Sau hơn một tháng xảy ra dịch bệnh, các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đang chạy đua với thời gian để phát triển một loại vaccine cho Covid-19, một quá trình có thể mất tới một năm rưỡi, theo WHO.

Trong khi đó, nhiều người đang nghĩ ra những cách sáng tạo để chống lại tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đang ngày càng lan rộng, chẳng hạn như thông qua sử dụng hashtag #IAmNotAVirus (Tôi không phải virus) trên các trang mạng xã hội.

Lina, một sinh viên tại thị trấn Marburg của Đức, cho biết cô hy vọng cả dịch bệnh và nạn phân biệt chủng tộc sẽ sớm kết thúc. Trong vài tuần qua, Lina cho biết cô đã bị gọi là virus corona, mỗi khi cô đi ra đường.

"Tôi đã hơi tức giận vì điều này. Tôi là một người, không phải là virus. Bây giờ tôi thực sự không quan tâm nhiều lắm. Hầu hết bạn bè của tôi thực sự ủng hộ và quan tâm đến tôi và gia đình ở quê nhà. Có nhiều người tốt hơn chỉ vài kẻ phân biệt chủng tộc", Lina nói.

Theo Sixth Tone
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.