Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ tiến tới thành lập vùng an toàn tại Syria

Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ ngày 7/8 đã quyết định thành lập “trung tâm hoạt động chung" để phối hợp tạo ra một "vùng an toàn" tại miền Bắc Syria. Đây được xem là biện pháp nhằm ngăn chặn cuộc đụng độ giữa các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd.
Cờ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ tung bay vào ngày 17/9/2016 trên làng Tal Abyad của Syria. (Ảnh: AFP)
Cờ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ tung bay vào ngày 17/9/2016 trên làng Tal Abyad của Syria. (Ảnh: AFP)

Thông báo trên vừa được đưa ra sau 3 ngày đàm phán căng thẳng giữa Ankara và Washington nhằm tìm cách tránh một chiến dịch quân sự mới với quy mô lớn của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurrd (YPG) vốn đang kiểm soát khu vực ở phía Bắc Syria.

Được Mỹ ủng hộ và trang bị vũ khí chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, YPG tuy nhiên bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là một "tổ chức khủng bố" đe dọa an ninh của nước này vì YPG đã tham gia vào một cuộc xung đột lâu dài với lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm cuối của thế kỷ 20.

Theo hai thông cáo riêng rẽ do Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ quán Mỹ tại Ankara ban hành, hai nước đã đồng ý "nhanh chóng" thành lập “một trung tâm hoạt động chung ở Thổ Nhĩ Kỳ để phối hợp và quản lý việc thành lập vùng an toàn". "Vùng an toàn" này sau đó sẽ trở thành một "hành lang hòa bình" nơi những người tị nạn Syria có thể định cư trong bối cảnh hơn 3,6 triệu người đã tràn vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, không có chi tiết cụ thể nào được tiết lộ về kế hoạch "vùng an toàn" này, cũng như về độ sâu của nó, các lực lượng sẽ kiểm soát nó, hai điểm mà sự khác biệt đặc biệt mạnh mẽ.

Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara tuyên bố kiểm soát độc quyền đối với một dải sâu 30km mà YPG phải rút quân, nhiều hơn nhiều so với đề xuất do Washington đưa ra.

Thổ Nhĩ Kỳ coi "vùng an toàn" này là vùng đệm giữa biên giới của mình và các vị trí của YPG ở phía Đông Euphrates tại Syria, cho đến tận biên giới Iraq. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói: "Điều quan trọng là chúng tôi hành động ở phía Đông của Euphrates và đó là những gì đang được thực hiện với người Mỹ". Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra thời gian biểu của "quy trình" sẽ cho phép "trung tâm hoạt động" trong tương lai đến "vùng an toàn" này. 

Những ngày gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp tăng cường đe dọa can thiệp vào các vị trí của người Kurd ở khu vực này, sau nhiều tháng đàm phán không có kết quả với Mỹ xung quanh ý tưởng về “vùng an toàn”, ra đời vào tháng 1 sau khi Mỹ công bố rút khỏi Syria trong tương lai. 

Đến ngày 5/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lên tiếng xác nhận lực lượng vũ trang nước này đang lên kế hoạch khởi động một chiến dịch quân sự quy mô lớn chống lại YPG ở miền Bắc Syria. Nhà lãnh đạo Ankara cho biết ông đã thông báo cho các đối tác Nga và Mỹ về hoạt động quân sự, mà ông nói sẽ nhắm mục tiêu cụ thể vào các khu vực do YPG và Đảng Công nhân người Kurd (PKK) kiểm soát.

Theo ông Nicholas Heras, chuyên gia về an ninh tại Center for a New American Security, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vốn đang gặp khó khăn tại chính trường trong nước, "cần thể hiện sự kiên quyết của mình về an ninh và sẵn sàng giảm bớt áp lực vốn đang đè nặng lên Thổ Nhĩ Kỳ của hàng triệu người tị nạn". "Mỹ đã bắt đầu một tiến trình để ông Erdogan hiện diện, dưới sự giám sát, ở phía Đông của Euphrates và tái định cư có trật tự của một số người tị nạn" – ông nói thêm.

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Washington cho YPG đã gây tổn hại cho mối quan hệ này. YPG được Mỹ hậu thuẫn và coi là lực lượng chiến đấu chính chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria. Trong khi đó, Ankara coi lực lượng YPG là những kẻ khủng bố gây ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và đã yêu cầu Mỹ cắt đứt quan hệ với lực lượng dân quân người Kurd.

Thổ Nhĩ Kỳ từng hai lần thực hiện các đợt tấn công đơn phương nhằm vào IS và YPG ở miền Bắc Syria trong các năm 2016 và 2018./.

Theo ĐCSVN
Ban tổ chức trao giải Nhì cho các tác giả.
Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc “Bài ca Điện Biên”
(Ngày Nay) - Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Để “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”
(Ngày Nay) - Giữa dòng chảy cuộc sống, trong các mối tương quan trùng trùng điệp điệp của xã hội, có thể mọi thứ bị xô dạt và chúng ta cứ cho là mặc nhiên như thế, tới đâu thì tới, rồi phó mặc cho hoàn cảnh và xem đó là định mệnh.
Ảnh minh họa.
Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư
(Ngày Nay) - Trí tuệ con người phải kèm theo lòng từ bi mới có thể phục vụ lợi ích cho nhân loại. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư phát nguyện phát huy hiểu biết cao nhất để phục vụ cho người dân ở đó được hưởng cuộc sống sung sướng nhất.
Ảnh minh họa.
Gốc rễ của thiện và bất thiện
(Ngày Nay) - Thiện hay bất thiện trong thế gian có nhiều quan niệm, quy chuẩn khác nhau. Theo đạo Phật, thân làm ác (giết hại, trộm cướp, tà hạnh), miệng nói ác (nói dối, nói chia rẽ, nói thô ác, nói thêu dệt-dua nịnh), ý nghĩ ác (tham lam, sân hận, si mê) là bất thiện. Ngược lại là thiện.
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy năm 2024 diễn ra từ ngày 19 - 21/5 tại Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy (đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Sự kiện do UBND quận Bình Thủy phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức.
Bất bình đẳng giới trong các bộ luật gia đình tại châu Phi
Bất bình đẳng giới trong các bộ luật gia đình tại châu Phi
Kết quả một nghiên cứu mới của Equality Now - một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1992 nhằm ủng hộ việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em gái - cho thấy phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái là điều phổ biến trong luật gia đình trên khắp châu Phi.
Houthi tấn công tàu chở dầu treo cờ Panama ở ngoài khơi Yemen
Houthi tấn công tàu chở dầu treo cờ Panama ở ngoài khơi Yemen
Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ (CENTCOM) xác nhận lực lượng Houthi ở Yemen ngày 18/5 đã sử dụng tên lửa chống hạm để tấn công tàu chở dầu M/T Wind treo cờ Panama, thuộc quyền sở hữu của Hy Lạp, ở khu vực ngoài khơi thành phố cảng Mokha, miền Tây Yemen. Tuy nhiên, vụ tấn công không gây ra thương vong, thủy thủ đoàn đã khôi phục được hệ thống điện và con tàu vẫn tiếp tục hành trình.