Thư ngỏ đề nghị bỏ hạng mục cáp treo khu Tây Yên Tử

Hạng mục cáp treo trong dự án Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử vừa được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt đã vấp phải sự phản đối của một số chuyên gia văn hóa.
Thư ngỏ đề nghị bỏ hạng mục cáp treo khu Tây Yên Tử

Ngay sau khi UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Quy hoạch Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) (Tỷ lệ ½.000) với chủ đầu tư là Công ty cổ phần dịch vụ Tây Yên Tử, PGS.TS Ngô Văn Giá, Chủ nhiệm khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã gửi thư ngỏ tới UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị bỏ hạng mục cáp treo tại dự án này.

Thư ngỏ đề nghị bỏ hạng mục cáp treo khu Tây Yên Tử ảnh 1

Theo đề án, cáp treo là một trong những hạng mục được xây dựng ở bờ Tây Yên Tử. (Ảnh minh họa)

Theo Đề án quy hoạch, khu du lịch Tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử sẽ được quy hoạch gồm 4 phân khu: phân khu 1 (chùa Trình), phân khu 2 (chùa Hạ), phân khu 3 (chùa Trung) và phân khu 4 (chùa Thượng). Trong đó, những hạng mục chính cần ưu tiên đầu tư xây dựng gồm: công trình chùa, cáp treo, nhà ga, Quảng trường trung tâm, Trung tâm hội nghị, khách sạn, dịch vụ...; hạ tầng kỹ thuật như: san nền, hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước, bãi đỗ xe công cộng, cây xanh cảnh quan, cây xanh dọc các tuyến đường giao thông; nhà ở...

Tuy nhiên quy hoạch này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hóa. Khi biết thông tin UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt đề án quy hoạch khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử có hạng mục cáp treo, PGS. TS Ngô Văn Giá – một người con của Bắc Giang, đã gửi thư ngỏ cho UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị bỏ hạng mục xây dựng cáp treo.

Trong thư ngỏ, ông Ngô Văn Giá viết: “Hiện nay, trên đất nước chúng ta, từ Bắc chí Nam, hễ nơi nào có non cao núi thiêng đều bị các cấp chính quyền cho phép những nhà đầu tư (trong nước hoặc nước ngoài) “đè ngửa” ra làm cáp treo hết lượt. Vũng Tàu, Bà Nà, Yên Tử, Tây Thiên, núi Bà Đen... Mỗi khi có dự án làm cáp treo đây đó, lại gây ra cơn bão dư luận từ phía các nhà trí thức và cộng đồng”.

Người ủng hộ làm cáp treo và người phản đối làm cáp treo cũng đều có lý của mình. Tuy nhiên, câu hỏi được ông Ngô Văn Giá đặt ra: "Liệu có nhất thiết chỗ nào cũng phải làm cáp treo không? Tại sao cứ phải cáp treo mới được cho là văn minh, là hiện đại? Chả lẽ cứ giữ nguyên sinh thái, giữ nguyên đường mòn, lối sỏi, rừng cây, khe suối… để mà chung sống với nó, nương tựa vào nó, bạn bè với nó lại không được coi là văn minh ư? Lại bị cho là lạc hậu ư?..."

“Tôi cho rằng, hiện nay, phía bờ tây núi thiêng Yên Tử thuộc đất Bắc Giang (nơi quần thể Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm với trên 130 di tích lớn nhỏ, được bắt đầu và nối tiếp liên tục từ Thăng Long, qua hệ thống chùa chiền thuộc Bắc Ninh, nối vào hệ thống chùa thuộc đất Bắc Giang: Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm, rồi bắt dần vào hệ thống chùa chiền phía bờ tây Yên Tử), là địa danh còn sót lại gần như duy nhất trên đất nước ta may mà chưa kịp làm cáp treo và hệ thống hạ tầng dịch vụ theo mô hình phổ biến như ta đang thấy”.

“Hãy cứu lấy toàn bộ bờ tây Yên Tử - một nơi chốn tâm linh và sinh thái còn lại duy nhất của đất nước chưa bị con người tàn phá, nơi đang là báu vật vô giá của tạo hóa và lịch sử dân tộc trao tặng cho nhân dân tỉnh Bắc Giang. Hãy cứu lấy bờ tây Yên Tử để người dân bốn phương đời đời mỗi khi tìm đến còn có cơ hội được bước trên nền đất mẹ một cách khoan thai, an lành, cảm nhận và giao hòa với thiên nhiên, đất trời; lắng nghe và hướng vọng về những điều thiện điều phúc của cõi Phật, tự hào được đặt chân đến nơi non thiêng cẩm tú và thêm yêu nước Việt”.

Thư ngỏ đề nghị bỏ hạng mục cáp treo khu Tây Yên Tử ảnh 2

PGS.TS-Nhà văn, nhà báo Văn Giá: “Hãy cứu lấy toàn bộ bờ tây Yên Tử”. Ảnh từ Facebook nhà văn Văn Giá.

Từ thực tế trong đời sống hiện nay, mô hình du lịch cáp treo đã trở nên quá quen thuộc, nhàm chán, đơn điệu, mất dần sức sống và sức hấp dẫn. Rất nhiều khách du lịch trong nước và nhất là khách du lịch quốc tế đã tẩy chay không đi theo cách cáp treo nữa, mà họ chọn cách đi bộ truyền thống. Bỏ cáp treo, bách bộ vãn cảnh sẽ giúp các ngọn núi, đồng bãi, suối khe… được bảo vệ nguyên trạng (tránh xẻ núi, đào hồ, bê tông hóa một cách vô lối, cần nương theo tự nhiên có sẵn mà quy hoạch…).

Vì thế, PGS.TS Ngô Văn Giá đề nghị: “Nếu Bắc Giang muốn khu du lịch của mình trở nên độc đáo, riêng biệt, mang đặc sắc văn hóa vùng, thì không nên và không cần bắt chước phải xây dựng hệ thống cáp treo cùng hệ thống dịch vụ quen thuộc và phổ biến như trên kia đã đề cập. Tỉnh Bắc Giang có cách đi riêng: xây dựng một khu du lịch sinh thái tâm linh nguyên gốc, truyền thống, nghĩa là con người được hòa mình, chung sống thân thiện với thiên nhiên, cảm nhận và thưởng ngoạn thiên nhiên, biết ơn thiên nhiên; thả bộ hành thiền, tu tập, luyện rèn tâm đức; khám phá các tầng vỉa lịch sử - văn hóa của cha ông…”....

Không chỉ PGS. TS Ngô Văn Giá bày tỏ những quan điểm, bức xúc của mình mà chuyên gia nghiên cứu phật giáo, TS. Phạm Văn Tuấn cũng cho rằng, những hạng mục trong đề án không mang tính chất linh thiêng mà cốt vơ vào làm du lịch. Bởi lẽ khi những công trình này được xây dựng, nó sẽ phá bỏ rất nhiều đất đai, rừng núi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái rừng tự nhiên ở Yên Tử.

Như vậy, việc xây dựng cáp treo trong hạng mục Đồ án Quy hoạch phân khu Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử liệu có hợp lý và cần thiết cho một khu du lịch tâm linh sinh thái và liệu có làm cho ta thực sự văn minh lên?

Tuệ Linh

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?