Thủ tướng: ‘Tư duy cường quyền là mối đe dọa hòa bình’

Chiều 27/9 giờ New York (sáng nay theo giờ VN), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những chủ điểm quan trọng: Đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc trong giải quyết các vấn đề toàn cầu; đề cao việc duy trì hòa bình ổn định, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế; các thành tựu Việt Nam đã đạt được đóng góp cho các Mục tiêu thiên niên kỷ; đề cao phát triển bền vững; lãnh đạo toàn cầu, chia sẻ trách nhiệm, xã hội bền vững; khẳng định Việt Nam sẽ đảm đương và hoàn thành tốt trọng trách tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Vị thế Việt Nam

Thủ tướng đề cao vai trò to lớn của Liên Hợp Quốc suốt hơn 70 năm qua trong việc gìn giữ hoà bình, ngăn ngừa xung đột, chiến tranh; thực thi những chuẩn mực cốt lõi của quan hệ quốc tế trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng phát biểu: “Ngày nay, Liên Hợp Quốc đã thực sự trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn cầu, nơi kết tinh các giá trị tiến bộ nhân văn và hiện thực hoá khát vọng vươn lên vì một thế giới hoà bình, thịnh vượng và công bằng. Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên Hợp Quốc trong hơn 70 năm qua. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong hệ thống quốc tế đa phương và tích cực đóng góp thực hiện các trụ cột hợp tác cơ bản của Liên Hợp Quốc về duy trì hoà bình, an ninh quốc tế, hợp tác phát triển và bảo đảm quyền con người”.

Thủ tướng cũng đã chỉ ra những thành tựu của Việt Nam: GDP cao trên 6% trong hơn 20 năm qua. Chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký, tham gia và đang đàm phán 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra quan hệ thương mại tự do với gần 60 quốc gia, đối tác lớn trên thế giới.

Việt Nam cũng đã tổ chức thành công hàng loạt sự kiện lớn như Năm APEC 2017, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018… Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG 2015) của LHQ, nhất là về xoá đói giảm nghèo.

“Chúng tôi luôn nhất quán trong việc đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình, trong đó có khu vực Biển Đông trên cơ sở Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không”, Thủ tướng nhấn mạnh.

"Trách nhiệm kép" của mỗi quốc gia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ ra những thách thức mới, rất to lớn của thế giới và qua đó cho thấy, hoà bình thế giới vẫn chưa được bảo đảm.

Thủ tướng phát biểu: “Tư duy cường quyền đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, sự gia tăng các biện pháp đơn phương tiếp tục là mối đe doạ đối với hoà bình, ổn định quốc tế. Tình trạng bất công và bất bình đẳng còn tồn tại nhiều nơi trên thế giới; sự phát triển của toàn cầu vẫn có nhiều rủi ro, thiếu ổn định…”

Thủ tướng nhận định: Không một quốc gia nào có đủ sức giải quyết những thách thức to lớn đối với toàn cầu hiện nay, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay của mọi quốc gia trên hành tinh.

Thủ tướng phát biểu trước Đại Hội đồng: “Tôi đề nghị vấn đề ‘trách nhiệm kép’, mỗi quốc gia có thêm trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, mỗi cá nhân có thêm vai trò công nhân toàn cầu. Trong tiến trình này, tôi mong rằng, các cường quốc, các nước phát triển hãy bằng hành động thiết thực, hãy là những tấm gương đi đầu trong gìn giữ hoà bình và phát triển. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hãy là trung tâm để các quốc gia, dân tộc hợp tác vì hoà bình, công bằng và phát triển bền vững”.

VN thấu hiểu sâu sắc về hòa bình

Từ quá khứ đấu tranh giành độc lập tự do gian khổ, lâu dài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Việt Nam thấu hiểu sâu sắc giá trị của hoà bình, quyền bình đẳng, ‘quyền dân tộc tự quyết’, ‘quyền mưu cầu hạnh phúc’ và các giá trị dân chủ của Hiến chương Liên Hợp Quốc”.

Thủ tướng nói: “Tiếng nói của một nước nhỏ hay khát vọng của những người yếu thế cần phải được tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ. Đó là nền tảng cho phát triển bền vững, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau, là cơ sở của ổn định xã hội cũng như bảo đảm quyền và phát huy sức sáng tạo của mỗi người”.

Thủ tướng đặt vấn đề: “Chúng ta muốn một Liên Hợp Quốc như thế nào? Trả lời câu hỏi này, tôi đánh giá cao những đề xuất cải tổ của Ngài Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, nhất là: ‘Tái định vị hệ thống phát triển Liên Hợp Quốc’. Tôi cũng đề nghị Liên Hợp Quốc tăng cường hợp tác với các khu vực, trong đó có đẩy mạnh Cơ chế hợp tác thượng đỉnh Liên Hợp Quốc và ASEAN theo hướng; tăng nội hàm của Liên Hợp Quốc trong ASEAN và làm đậm nét nội hàm ASEAN trong Liên Hợp Quốc”.

Sau cùng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định Việt Nam tự tin sẽ đảm đương và hoàn thành tốt vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Thủ tướng: ‘Tư duy cường quyền là mối đe dọa hòa bình’ ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: VGP.

“Tôi trân trọng đề nghị và mong muốn nhận được sự ủng hộ của tất cả các quốc gia thành viên. Việt Nam cam kết sẽ luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc”, Thủ tướng phát biểu.

"Việt Nam là lựa chọn đồng lòng"

Nhận định về bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) nói với Zing.vn: “Việt Nam nhận được sự tôn trọng rộng rãi của cộng cộng quốc tế vì vai trò tích cực của mình trong việc thúc đẩy an ninh khu vực và toàn cầu. Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là minh chứng thiết thực cho sự ủng hộ của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc, luật lệ quốc tế và sự phát triển bền vững”

Theo ông Thayer, tất cả những điểm trên đều là vấn đề quốc tế then chốt trong một thời điểm mà các lực lượng mang theo chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc và phản toàn cầu hóa đang thách thức trật tự thế giới.

Ông nhấn mạnh bài phát biểu còn quan trọng gấp đôi trong bối cảnh Việt Nam rõ ràng là sự lựa chọn đồng lòng của nhóm châu Á - Thái Bình Dương cho vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an.

“Bài phát biểu tái khẳng định các quan điểm của thành viên Đại hội đồng, những người sẽ bỏ phiếu vào tháng 6/2019 để ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Bảo an. Trong một diễn biến liên quan không thể trùng khớp hơn thì vào ngày 1/10 tới đây, Việt Nam sẽ gửi bệnh viện dã chiến cấp 2 của họ đến Nam Sudan”, ông nhận định.

Theo Zing
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.