Tiết lộ quãng đời “nằm vùng” làm điệp viên của Tổng thống Nga Putin

Trong khoảng thời gian "nằm vùng" ở Đức với tư cách là nhân viên tình báo KGB, ngoài nhiệm vụ chính lă "đánh cắp" công nghệ của phương Tây và các bí mật của NATO, ông Putin còn kiêm thêm việc tuyển dụng và rèn luyện nhiều mật vụ mới.
Tiết lộ quãng đời “nằm vùng” làm điệp viên của Tổng thống Nga Putin

Ước mơ trở thành điệp viên

Có một giai thoại về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ ước mơ trở thành một điệp viên ngay từ thời niên thiếu là trong một bài văn tiểu học, ông viết: "Lý tưởng của em là làm một điệp viên, cho dù cái tên gọi này chẳng gợi chút cảm tình nào với mọi người trên thế giới nhưng xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân, em cảm thấy những cống hiến của một điệp viên là hết sức to lớn". Lý tưởng này đã làm thầy giáo của ông Putin khi đó hết sức kinh ngạc.

Tiết lộ quãng đời “nằm vùng” làm điệp viên của Tổng thống Nga Putin - anh 1

Ông Putin thời làm gián điệp tại Đông Đức năm 1989

Năm 1970, ông Putin hiện thực hóa ước mơ trở thành điệp viên bằng cách theo học khoa Luật của trường Đại học Leningrad. Theo một số nguồn tin, khoa luật của Liên Xô thời kỳ này thực chất là lò đào tạo các nhân tài của Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB). Bản thân Tổng thống Putin cũng từng thừa nhận, KGB có ý định tuyển dụng ông trước cả khi tốt nghiệp đại học năm 1975.

Sau một vài năm làm việc ở Leningrad, ông Putin được triệu tập tới Moscow vào đầu những năm 1980 để tham gia chương trình đào tạo những điệp viên tinh nhuệ với mục đích là sang Đông Đức.

Năm 1984, ông Putin khi đó đeo lon thiếu tá, 32 tuổi, được cử sang Cộng hòa Dân chủ Đức, với danh nghĩa là chủ nhiệm Hiệp hội Hữu nghị Xô - Đức, nhưng thực chất là Cố vấn quân sự của KGB phái đến Stasi, cơ quan tình báo của Đông Đức đặt tại Dresden.

Bí ẩn thời gian làm tình báo ở Đức

Nói về khoảng thời gian này, ông Putin chia sẻ: "Trọng điểm công tác của chúng tôi là nắm rõ xem ai đang làm gì, làm như thế nào; chú ý xem Bộ Ngoại giao của một số quốc gia đang nói những gì, họ biểu đạt chính sách của mình bằng cách sử dụng ngôn từ như thế nào ở khắp nơi trên thế giới. Thêm vào đó còn có cả lập trường của đối thủ đàm phán của chúng ta, ví dụ như thái độ về vấn đề giải trừ quân bị...".

Tiết lộ quãng đời “nằm vùng” làm điệp viên của Tổng thống Nga Putin - anh 2

Ông Putin trong quân phục của Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB)

Đối thủ chính của Liên Xô khi ấy là NATO, song những gián điệp KGB được phái đến Đông Đức căn bản không thể xâm nhập trực tiếp vào căn cứ NATO trên lãnh thổ Tây Đức, vì vậy Putin và các đồng đội của mình chỉ có thể thu thập tình báo thông qua việc tuyển lựa ngoại tuyến Tây Đức.

Một trong những công việc của ông Putin lúc đó chính là lựa chọn và tìm ra công dân Tây Đức sống gần căn cứ quân sự của quân đội Mỹ trong số những lá thư thỉnh cầu, giúp họ nhận được giấy phép thăm thân, rồi đợi sau khi vào được Đông Đức sẽ hoạt động ngầm trong đó để có thể giúp đỡ KBG giám sát động tĩnh của quân đội Mỹ...

Được biết, Putin còn tìm gián điệp cho KGB trong số học sinh người nước ngoài của Đại học Khoa học xã hội; số lưu học sinh có quan hệ với các nhân vật chính trị và có địa vị trong xã hội được đặc biệt coi trọng.

Ông Putin làm việc 6 năm tại Dresden.Theo lời một đồng nghiệp năm đó của Putin, trong khoảng thời gian ở Dresden, ông Putin còn tham gia một hoạt động được xếp vào loại tuyệt mật của KGB. Trong hoạt động này, đối tượng giám sát của KGB không phải là căn cứ quân sự của NATO hoặc của quân đội Mỹ và Anh, mà là đồng minh Đông Đức của họ. Giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Đông Đức và điện Kremlin bắt đầu có dấu hiệu xa cách,

Tổng bí thư Honecker (Đông Đức) đã mời một số phi công Anh và Mỹ từng lái máy bay ném bom chiến đấu tấn công thành phố Dresden trong Chiến tranh thế giới thứ hai đến tham dự lễ khai mạc một nhà hát. Putin được giao nhiệm vụ sắp đặt thiết bị nghe trộm tại nhà hát này. Khi ông Honecker có bài phát biểu tại đây, Điện Kremlin đã lần đầu tiên nghe được những âm thanh rõ đến vậy...

Tuy nhiên, là một điệp viên nên ông cũng không tránh khỏi bị theo dõi. Theo tiết lộ của ông Putin, có một lần, ông đang lái xe chuẩn bị liên hệ với một nhân viên tình báo thì phát hiện bị theo dõi ông liền đặt mũ lên trên ghế trước, làm cho đặc vụ Liên bang Đức tưởng là có hai người đang ở trên xe, vì vậy mà thoát được sự đeo bám.

Sau khi đảm nhiệm vị trí Cục trưởng Cục An ninh liên bang Nga, khi đọc hồ sơ của mình, ông phát hiện có nhà tâm lý học đánh giá ông "không biết tới cảm giác sợ hãi". Về sự việc này, ông Putin cho biết: "Thực tế bản thân tôi không cho là như vậy, nhưng đây là quan sát lâu dài của họ, bao gồm cả kết luận được đưa ra sau khi bí mật quan sát".

KGB suy sụp

Năm 1989 là một bước ngoặt trong đời với Tổng thống Putin sau khi bức tường Berlin sụp đổ, khối Varsava bị giải thể, còn KGB suy sụp. Rời bỏ nước Đức, trở về Leningrad, ông Putin chuyển sang làm trợ lý hiệu trưởng về các vấn đề quốc tế cho Đại học Leningrad, nhưng vẫn âm thầm làm công tác chiêu mộ thêm các sinh viên tiềm năng trở thành điệp viên tình báo cho KGB.

Tiết lộ quãng đời “nằm vùng” làm điệp viên của Tổng thống Nga Putin - anh 3

Ông Putin và gia đình

Bản thân ông Putin từng tâm sự với báo chí rằng, ông không muốn leo cao trong KGB vì không muốn chuyển cả gia đình đến Moscow. "Tôi có 2 con nhỏ và cha mẹ đã già. Ở tuổi 80, làm sao tôi lại có thể bắt cha mẹ mình rời bỏ quê hương để lên Moscow sinh sống được?".

Năm 1991, ông Putin xin nghỉ việc ở KGB và bắt đầu bước chân vào con đường chính trị để trở thành một trong những người quyền lực nhất hành tinh.

Đến nay, việc Tổng thống Putin đã phát triển được bao nhiêu người trong mạng lưới gián điệp của mình ở Đông Đức, lấy cắp được bao nhiêu tình báo khoa học kỹ thuật, sử dụng phương thức và thủ đoạn gì, khó có ai biết rõ ngoài bản thân ông....

Anh Phương (TH)

>>> Xem thêm:

- Hồ sơ mật CIA: Bin Laden lên kế hoạch tấn công Mỹ ngày 11/9 như thế nào?

- “Tuổi thơ dữ dội” của Tổng thống Nga Vladimir Putin

- hám phá những bí mật trên Hành tinh Đỏ

- Sự thật về Titanoboa - Quái vật rắn khổng lồ nhất lịch sử Trái đất

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.