Tín hiệu tích cực trong công tác cán bộ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ là công việc hệ trọng của Đảng ta.

Nhiệm vụ này còn đáp ứng nhu cầu khách quan, cấp bách trước những thời cơ, vận hội mở ra cho đất nước từ quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cũng như trước những thách thức và nguy cơ tụt hậu đang hiện hữu. Việc Đảng tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ theo phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống" chính là hành động mạnh mẽ, tín hiệu tích cực trong công tác cán bộ của Đảng ta.

Tín hiệu tích cực trong công tác cán bộ ảnh 1
Quang cảnh Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, chiều 6/12/2022. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Hơn 90 năm rèn luyện phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ "then chốt". Trong đó, công tác cán bộ là "then chốt của then chốt". Bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".

Thực tế đã chứng minh, ở đâu công tác cán bộ được tiến hành nghiêm túc, đúng nguyên tắc, đúng quy định của Đảng, thì ở đó có cán bộ hăng hái phấn đấu, động cơ phấn đấu của cán bộ mới đúng đắn. Ngược lại, ở đâu công tác cán bộ thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thiếu dân chủ, lãnh đạo độc đoán, có tiêu cực, thì các cán bộ tốt sẽ không muốn phấn đấu vươn lên, thậm chí không yên tâm công tác.

Cũng ở đâu có cán bộ tự giác phấn đấu, rèn luyện, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung thì ở đó "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt". Ngược lại điều đó thì xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Thực tiễn cũng cho thấy, gần 36 năm Đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nâng cao thế và lực của đất nước. Song hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa hiện nay cũng đặt ra những đòi hỏi mới đối với năng lực của quốc gia nói chung và năng lực của đội ngũ cán bộ nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đặt ra những mục tiêu và khát vọng đứng trong hàng ngũ các nước phát triển vào năm 2045.

Cũng chính vì vậy mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra các mục tiêu phát triển đất nước và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy nhân tố con người. Để hiện thực hóa khát vọng, Việt Nam cần có đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đây sẽ là những nhân tố tích cực góp phần đưa đất nước nắm bắt kịp thời những thời cơ, vận hội cho sự nghiệp phát triển, cũng như vượt qua những thách thức, nguy cơ.

Nhìn vào bối cảnh hiện nay càng thấy, chưa bao giờ đất nước đứng trước những thời cơ, vận hội rộng mở từ quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay. Cũng chưa bao giờ đất nước lại đối diện với những thách thức, khó khăn và nguy cơ tụt hậu hiện hữu như thời điểm này.

Năm 2022, dù GDP tăng trưởng tới 8,02%, vượt xa mục tiêu đề ra, cao nhất trong 10 năm qua, nâng quy mô nền kinh tế lên 409 tỷ USD và có nhiều chỉ số vĩ mô tốt, nhưng thực tế là Việt Nam đang chịu nhiều áp lực từ nguy cơ suy thoái toàn cầu. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo: "Đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, đặc biệt là những khó khăn, thách thức gay gắt, mới xuất hiện từ giữa tháng 10/2022 đến nay".

Bởi vậy, để hiện thực khát vọng dân tộc thì chất lượng đội ngũ cán bộ chính là nhân tố chủ yếu quyết định. Vì cán bộ là cái gốc, sau đường lối đúng thì cán bộ quyết định hết thảy. Đảng, Nhà nước có chủ trương đúng nhưng không có cán bộ tốt thì đúng mấy cũng vô ích. Cho nên không sai khi khẳng định rằng, chất lượng cán bộ quyết định việc thực hiện thành công các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Quay trở lại phương châm cán bộ "có vào, có ra, có lên, có xuống". Đây là quan điểm mà Đảng ta đã đề cập từ nhiều năm trước, thậm chí là nhiều nhiệm kỳ trước. Đó cũng là phần việc vốn rất bình thường ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như nhiều giai đoạn lịch sử trước đây của Đảng ta. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà phần việc này thời gian qua chưa được duy trì thường xuyên, hiệu quả.

Thậm chí, ở đâu đó trong bộ máy Nhà nước, hệ thống chính trị có xu hướng công tác cán bộ luôn "đóng khung". Tức là đã "vào" rồi thì không có "ra", đã "lên" rồi thì không có "xuống", trừ các trường hợp rất đặc biệt. Cũng bởi vậy mà tại Hội nghị toàn quốc quán triệt các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã phải nêu rõ rằng: "cơ bản là chưa thực hiện được".

Vậy nên có thể hiểu vì sao Đảng ta hiện nay tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ theo hướng đồng bộ, thống nhất, với phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống". Điều đó thể hiện rất rõ trong Thông báo số 20-TB/TW của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.

Tại Thông báo này, Bộ Chính trị nêu rõ: "Việc bố trí công tác đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm 'có vào, có ra, có lên, có xuống' trong công tác cán bộ, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ bị kỷ luật có cơ hội sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; góp phần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và chế độ".

Không khó để nhận thấy trong Thông báo mà Bộ Chính trị đưa ra, ngoài việc tăng cường tính kỷ luật để bảo đảm sự nghiêm minh, còn là sự trông đợi và đòi hỏi của Đảng đối với bản thân mỗi người cán bộ. Đó là phải có sự tích cực, năng động, cố gắng phấn đấu cao hơn nữa khi được quy hoạch, bổ nhiệm.

Trong các cơ quan, đơn vị, mỗi người cũng sẽ có thêm cơ hội được thay thế cấp trên nếu bản thân mình thể hiện rõ sự phấn đấu và khi cấp trên không được bổ nhiệm lại hoặc bị "đưa xuống". Mặt khác, việc này cũng mở đường cho những cán bộ mắc sai lầm có cơ hội sửa chữa, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp chung. Đó chính là tính nhân văn trong Thông báo số 20-TB/TW.

Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây đã khẳng định: Cùng với xử lý nghiêm sai phạm, phải kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp theo phương châm: "Có vào, có ra, có lên, có xuống". Đó là việc bình thường!

Và sự bình thường này đã thể hiện rất rõ qua việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. Ông Nguyễn Văn Thể là Bộ trưởng đầu tiên được Quốc hội miễn nhiệm giữa nhiệm kỳ do nguyện vọng cá nhân. Trên cơ sở cân nhắc nhiều mặt, Bộ Chính trị đã điều động phân công ông làm Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương.

Nối sau đó là Ban Chấp hành Trung ương cho thôi chức đối với 3 Ủy viên Trung ương Đảng. Ba Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã bị miễn nhiệm. Đặc biệt, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội đã phê chuẩn việc miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng Chính phủ. Việc miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng đảm bảo đúng quy trình, trên cơ sở nguyện vọng cá nhân. Sau đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm hai Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với hai ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang.

Theo nhìn nhận của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thực hiện phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống" là sự chuyển biến thực chất trong công tác cán bộ của Đảng ta, là một tín hiệu mừng và đang cho những kết quả rõ ràng, tích cực. Những sự thay đổi vị trí đó vừa phù hợp với nguyện vọng cá nhân, vừa có ích cho Đảng, cho Nhà nước.

Và như khẳng định của Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng: Mấy năm gần đây chúng ta có chuyển biến thực chất trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược; đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác cán bộ để chuẩn bị nguồn nhân sự trước mắt và lâu dài; đã tập trung thực hiện nghiêm công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, vì lợi ích chung. Đặc biệt, bước đầu thực hiện nghiêm chủ trương khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm, kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, kiên trì thực hiện "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.