Tô cam - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Bình đẳng giới và chiến dịch “16 ngày cam” năm 2024, sự kiện "Tô cam – Chọn an toàn, vui gắn bó" đã diễn ra vào ngày 4/12/2024 tại Xí nghiệp may 11 (Hòa Bình). Đây là một hoạt động ý nghĩa, khẳng định cam kết đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. Sự kiện được dẫn dắt bởi UN Women, phối hợp với Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT), mạng lưới WeLead và Tập đoàn may Hồ Gươm.
Tô cam - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Tại sự kiện, gần 300 cán bộ nhân viên Tập đoàn Hồ Gươm và các đại biểu tham dự đã được cập nhật các thông tin và kiến thức về bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới, và các biện pháp phòng, chống quấy rối tình dục (QRTD), cách xử trí QRTD tại nơi làm việc. Nhiều thông điệp ý nghĩa từ các cán bộ nhân viên tập đoàn Hồ Gươm đã được chia sẻ tại sự kiện, tiêu biểu như: Mọi người đều được bình đẳng về quyền và cơ hội bất kể giới tính, xu hướng tính dục hay bản dạng giới, Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và người bị QRTD, Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, Nói không với quấy rối tình dục nơi làm việc, v.v

Trong khuôn khổ sự kiện, các đại biểu và người tham dự đã cùng nhau thực hiện Cam kết hành động với các thông điệp: Đa dạng - Công bằng - Hoà Nhập - Gắn kết - Chia sẻ - Không bạo lực - Vì Hạnh Phúc đích thực - Cùng nhau hành động xóa bỏ mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Lan - Tư vấn chương trình Chấm dứt bạo lực với PN, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UNWOMEN) chia sẻ: các quốc gia có mức độ bình đẳng giới cao hơn sẽ có nền kinh tế phát triển hơn và cạnh tranh tốt hơn. Tương tự, các doanh nghiệp có mức độ bình đẳng giới cao có lợi nhuận cao hơn, năng suất lao động và mức độ cạnh tranh tốt hơn với lực lượng lao động và môi trường làm việc được cải thiện.

Đồng quan điểm, ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng giám đốc Tập đoàn May Hồ Gươm, chia sẻ: “Chúng tôi hiểu rằng, một môi trường làm việc bình đẳng và không bạo lực chính là nền tảng để người lao động cống hiến và phát triển. Doanh nghiệp cam kết xây dựng các chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là phòng ngừa và xử lý quấy rối tình dục.”

Buổi tọa đàm với chủ đề “Chọn an toàn – Vui gắn bó” là dịp để các đại biểu thảo luận sâu sắc về thực trạng quấy rối tình dục tại nơi làm việc và tìm kiếm giải pháp hiệu quả. Các câu chuyện được chia sẻ không chỉ phản ánh khó khăn mà còn mở ra những cơ hội để thay đổi tích cực.

Tô cam - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái ảnh 1

Các diễn giả trao đổi tại buổi tọa đàm. ẢNh: BTC

Bà Nguyễn Thu Giang, đại diện Viện LIGHT, bày tỏ mong muốn về một tương lai không còn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái: “Nếu có một điều ước, tôi mong rằng mọi ngày trong năm đều là ‘"ngày cam" nơi phụ nữ và trẻ em được sống trong bình yên và hạnh phúc. Sự an toàn của họ cũng chính là hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội”.

Khoảnh khắc đáng nhớ nhất chính là nghi thức thả bóng bay mang theo thông điệp “Đa dạng – Công bằng – Hòa nhập – Không bạo lực”. Hình ảnh hàng trăm quả bóng cam rực rỡ bay lên trời như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng cả cộng đồng đang chung tay vì một mục tiêu cao cả: xây dựng thế giới an toàn, nơi mọi người đều được tôn trọng và bảo vệ.

Tô cam - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái ảnh 2

Sự kiện “Tô cam” đã khép lại với những dư âm tốt đẹp, lan tỏa tinh thần đoàn kết và ý chí thay đổi. Đây không chỉ là lời kêu gọi hành động mà còn là nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc xây dựng môi trường làm việc văn minh, an toàn.

Với sự dẫn dắt của UN Women và sự chung tay của nhiều tổ chức, sự kiện đã tạo nên một dấu ấn khó quên, khẳng định rằng chúng ta có thể làm được nhiều điều tuyệt vời hơn khi đồng lòng. Tô Cam không chỉ là một sự kiện mà còn là biểu tượng của hy vọng, của cam kết và của một tương lai công bằng, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).