Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong khuôn khổ các hoạt động tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022, ngày 4/12, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) tiếp tục diễn ra Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc với sự tham gia trình diễn của 200 nghệ nhân, diễn viên của 7 đội thi đến từ các tỉnh: Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La.
Trích đoạn lễ hội "Xek Pang Á" của dân tộc Kháng, tỉnh Sơn La. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN
Trích đoạn lễ hội "Xek Pang Á" của dân tộc Kháng, tỉnh Sơn La. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc” được tổ chức tại Phú Thọ với nhiều nội dung, phong phú, hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa vùng Tây Bắc. Thông qua các phần thi biểu diễn văn nghệ và trình diễn trang phục dân tộc, các đội thi đã mang đến Ngày hội những tiết mục đặc sắc, được biên đạo, dàn dựng công phu. Qua đó giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa-con người, đồng thời lan tỏa tôn vinh, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Tại Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc, nhiều tiết mục như: Liên khúc Câu hát tìm về; Mình về Phú Thọ hôm nay, Khúc hát đồng dao quê tôi; Khúc tự tình mùa lúa và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Cao Lan, Dao (Quần Chẹt), Mường… đã thu hút đông đảo người dân tham gia.

Chị Triệu Thị Luyến (xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) chia sẻ, trang phục người Dao xã Vinh Tiền rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại: Trang phục nam, trang phục nữ, lễ phục cấp sắc, trang phục thầy cúng… Mỗi loại trang phục có những nét đặc trưng riêng, trong đó, cầu kỳ và rực rỡ nhất là trang phục của phụ nữ.

Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ phải trải qua những công đoạn công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Bộ trang phục là sự kết hợp tinh tế giữa các chất liệu và kỹ thuật thêu tay khéo léo của phụ nữ Dao Quần Chẹt, một bộ trang phục đầy đủ gồm áo, quần, khăn đội đầu, yếm, đặc biệt không thể thiếu xà cạp và các trang sức cầu kỳ như: Vòng cổ bạc, dây kết cườm, thắt lưng, dây màu, chuỗi hạt cườm... tạo nên một thể thống nhất.

Kết thúc Liên hoan, Hội đồng thẩm định nghệ thuật đã lựa chọn và trao các giải cho các đội thi có phần biểu diễn văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc xuất sắc.

Nhân dịp này, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Phú Thọ tổ chức Trưng bày “Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực Đất Tổ” với nhiều sản phẩm du lịch nổi bật của tỉnh, các chương trình tour tham quan, quảng bá những điểm đến của du lịch Phú Thọ; trưng bày sản phẩm lưu niệm du lịch, sản phẩm OCOP đặc trưng của của các huyện, thành, thị trong tỉnh như: Gạo nếp gà gáy Mỹ Lung; bưởi Đoan Hùng; bánh chưng Hùng Lô; mỳ gạo Hùng Lô, mì rau củ; các sản phẩm Chè Long Cốc; thịt chua Thanh Sơn...

Cũng tại gian trưng bày, Hiệp hội Du lịch Phú Thọ, Hội Văn hóa ẩm thực Phú Thọ phối hợp tổ chức giao lưu ẩm thực Đất Tổ với sự tham gia của hơn 20 khách sạn, nhà hàng, homestay trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị đã giới thiệu hơn 50 món ăn đặc trưng của vùng Đất Tổ như: Gà cựa hấp; cá lăng hấp xì dầu; cá suối, xôi ngũ sắc; canh rau sắn; chả chài cặp gắp tre nướng...

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc ảnh 1
Trích đoạn nghi lễ "Tra hạt làm lễ Cầu mưa" của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Cũng tại Quảng trường Hùng Vương, các tỉnh tham gia Ngày hội đã tổ chức chương trình trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc của 7 tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc.

Tại đây, các nghệ nhân dân gian đã trình diễn các nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống mang tính đặc trưng của địa phương như: Lễ hội “Xek pang á” dân tộc Kháng, xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Mai, tỉnh Sơn La; “Chư mo hờ ngọ, Khờ ro cư mạ” (tra hạt làm lễ cầu mưa) dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên; trích đoạn “Kin khảu máy” (Ăn cơm mới), xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; nghi lễ Then Cốm mới (Then Pang Mẫu) của tỉnh Lào Cai; lễ hội mở cửa rừng của dân tộc Mường, xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ; lễ hội Cầu Mùa (dân tộc Dao, tỉnh Yên Bái); lễ hội xuống đồng của Mường Vang, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Các tiết mục trình diễn được các đơn vị chuẩn bị chu đáo, công phu với những trang phục, đạo cụ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã đem đến cho người xem nhiều cảm xúc mới lạ, hấp dẫn.

Thông qua việc trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc của các tỉnh nhằm tuyên truyền, quảng bá tới đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước về những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.