Bảo tồn, lưu giữ nét đẹp văn hóa vùng cao: Gửi gắm vào thế hệ tương lai

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hoàng Su Phì là huyện vùng cao biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, địa bàn cư trú lâu đời của hơn 10 dân tộc, trong đó, các dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng chiếm đa số.

Do yếu tố về địa lý, địa hình, hiện trong nhân dân còn bảo tồn, lưu giữ nhiều vốn văn hóa truyền thống độc đáo và đa dạng, mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, vùng miền, đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Bảo tồn, lưu giữ nét đẹp văn hóa vùng cao: Gửi gắm vào thế hệ tương lai ảnh 1
Nghệ nhân truyền dạy những điệu múa khèn cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Thàng Tín (xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì, tỉnhHà Giang).

Những năm gần đây, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện thông tin truyền thông cùng sự giao thoa tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc, địa phương diễn ra mạnh, nhiều vốn văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện đã và đang có nguy cơ bị biến dạng, mai một. Người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ không thường xuyên sử dụng làn điệu dân ca dân vũ, trang phục truyền thống, nhiều lễ thức, lễ hội dân gian bị cắt xén, tổ chức sơ sài, kiến trúc nhà ở bị biến dạng...

Từ thực tế trên, huyện đã triển khai đồng bộ, thống nhất và thường xuyên việc đưa văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy trong trường học trên địa bàn. Qua đó nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò của các cấp, ngành, nhà trường, hội nghệ nhân dân gian và những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong huyện.

Cùng với đó, huyện sưu tầm, kiểm kê giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc để bảo tồn và lựa chọn giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu nhằm biên soạn, đưa vào giảng dạy trong nhà trường.

Theo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoàng Su Phì, các trường học trên địa bàn huyện đã giới thiệu, truyền dạy vốn văn nghệ dân gian như hát dân ca, múa ngựa giấy, sử dụng nhạc cụ của dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Cờ Lao. Bên cạnh đó, các trường giới thiệu và trình diễn trích đoạn lễ thức, lễ hội truyền thống của các dân tộc như lễ hội nhảy lửa, lễ cầu hồn lúa của dân tộc Dao đỏ, lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông, lễ cúng Hoàng Vần Thùng của dân tộc Cờ Lao, lễ cúng cơm mới của dân tộc Nùng, Dao, La Chí; giới thiệu, tổ chức trò chơi dân gian như trò vật chày của dân tộc Dao đỏ, thi đánh yến, ném còn, đu quay, đi cà kheo, kéo co, đẩy gậy của dân tộc Tày - Nùng…

Huyện mở lớp dạy múa khèn Mông, thổi kèn lá, kèn môi, múa gậy tiền, hát ống của dân tộc Mông, Cờ Lao, dạy kỹ năng chế tác nhạc cụ dân tộc như khèn, sáo của dân tộc Mông, đàn, nhị của dân tộc Tày, Nùng, kỹ năng làm trống của dân tộc Dao đỏ, kỹ năng chế tác đồ thủ công mỹ nghệ chạm khắc bạc, thêu, dệt thổ cẩm của dân tộc Mông, Dao, Nùng…

Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoàng Su Phì Trần Chí Nhân cho biết, các trường học đều đang thực hiện việc đưa văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy với quan điểm của ngành là truyền dạy văn hóa vốn có, truyền thống, không cải biên, không làm mới. Việc truyền dạy văn hóa được các nghệ nhân đảm nhận để đạt hiệu quả tốt nhất, nghệ nhân dân tộc nào sẽ dạy văn hóa dân tộc đó, tránh tình trạng bị thiếu sót, sai lệch văn hóa.

Bảo tồn, lưu giữ nét đẹp văn hóa vùng cao: Gửi gắm vào thế hệ tương lai ảnh 2
Nghệ nhân truyền dạy những điệu múa khèn cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Thàng Tín (xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì, huyện Hà Giang).

Một buổi chiều thứ Sáu tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Thàng Tín (xã Thàng Tín), trong lớp học, tiếng thầy cô giáo say sưa giảng bài. Trên sân trường nơi biên viễn Tổ quốc, tiếng khèn Mông lại vang lên hòa quyện vào âm hưởng của núi rừng.Thấp thoáng dưới những tán cây, hàng chục học sinh quây quần, chăm chú bên điệu khèn của "nghệ nhân bản địa".

Thầy Nguyễn Thiện Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc đưa văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy đã được thực hiện trong nhiều năm nay. Các em rất hứng thú với việc được tìm hiểu nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

Em Thào A Minh, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Thàng Tín hào hứng chia sẻ, em được học múa khèn từ các nghệ nhân trong thời gian khá dài. Giờ đây, em đã biết, thực hiện được một vài điệu múa cơ bản. Việc tìm hiểu và được học nét đẹp của dân tộc mình giúp em hiểu thêm về văn hóa, thêm yêu quê hương, đất nước.

Sau thời gian thực hiện việc đưa văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy trong trường học trên địa bàn huyện, đến nay, sự chuyển biến trong nhận thức của học sinh khá tốt. Trước đây, nhiều học sinh người Nùng không biết được đặc trưng của dân tộc Nùng là múa Ngựa giấy, chỉ có học sinh ở một số xã biết. Được nghệ nhân truyền dạy, hầu hết học sinh đều nắm rõ múa Ngựa giấy là nét đẹp văn hóa của người Nùng - Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoàng Su Phì Trần Chí Nhân chia sẻ.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu nhưng việc triển khai đưa văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy trong trường học còn gặp khó khăn như, một số xã chưa thực sự coi trọng, triển khai mang tính hình thức. Bên cạnh đó, các đồ dùng để tổ chức học tập và lưu giữ văn hóa truyền thống còn mang tính minh họa, hình thức, chưa đẹp, chưa phù hợp, chưa đúng. Một trở ngại nữa không thể không kể đến là sự tham gia của các nghệ nhân còn hạn chế, đa phần tồn tại trên đều bởi nguồn kinh phí eo hẹp, công tác xã hội hóa còn khó khăn…

Đất nước Việt Nam bao đời nay vẫn là khối gắn kết, các dân tộc sinh sống hòa thuận với nhau, từ đó những nét đẹp văn hóa đặc trưng đa dạng được truyền từ đời này qua đời khác. Việc truyền dạy, đưa văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy trong trường học là cần thiết, ý nghĩa, thông qua đó hun đúc cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước biết, hiểu và yêu thêm nét đẹp văn hóa dân tộc. Từ đó, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.