Tranh cãi về xung đột tại Ukraine chi phối hội nghị G20

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hội nghị thượng đỉnh G20 đã diễn ra trong không khí căng thẳng khi phương Tây lên án cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Tranh cãi về xung đột tại Ukraine chi phối hội nghị G20

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra từ cuối tháng 2 đã làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu và làm hồi sinh những chia rẽ địa chính trị từ thời Chiến tranh Lạnh, khi thế giới vừa hồi phục sau đại dịch COVID-19. Tại hội nghị G20 lần này, các nước phương Tây dẫn đầu bởi Mỹ đang vận động một tuyên bố để lên án chiến dịch quân sự của Nga.

Tuy nhiên, phía Moscow cho rằng "chính trị hóa" hội nghị thượng đỉnh G20 là hành động không công bằng.

"Vâng, có một cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, một cuộc chiến hỗn hợp mà phương Tây đã khơi mào và chuẩn bị trong nhiều năm", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phản bác, đồng thời nhắc lại quan điểm chính sự mở rộng của NATO đã đe dọa Nga.

Một dự thảo tuyên bố dài 16 trang của hội nghị G20 dù vẫn chưa được các nhà lãnh đạo thông qua, nhưng đã thừa nhận sự "rạn nứt" giữa các thành viên.

"Hầu hết các thành viên đều lên án mạnh mẽ cuộc chiến ở Ukraine và nhấn mạnh rằng nó đang gây ra đau khổ to lớn cho con người và làm trầm trọng thêm những yếu kém hiện có trong nền kinh tế toàn cầu", tuyên bố cho biết. "Có những quan điểm khác và những đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt".

Hội nghị tại Bali tuần này là cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo G20 kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra. Nhóm 20 nền kinh tế tham dự hội nghị chiếm hơn 80% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới, 75% thương mại quốc tế và 60% dân số.

Với tư cách nước chủ nhà, Indonesia đã kêu gọi đoàn kết và tập trung vào hành động để giải quyết các vấn đề như lạm phát, nạn đói và giá năng lượng cao, tất cả đều trở nên trầm trọng hơn do cuộc chiến ở Ukraine.

"Chúng ta không có lựa chọn nào khác, sự hợp tác là cần thiết để cứu thế giới", Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói. "G20 phải là chất xúc tác cho sự phục hồi kinh tế toàn diện. Chúng ta không nên chia thế giới thành nhiều phần. Chúng ta không được để thế giới rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh khác".

Dự thảo của hội nghị G20 cũng cho biết các ngân hàng trung ương 20 nước sẽ hiệu chỉnh việc thắt chặt tiền tệ trước tình trạng lạm phát toàn cầu, trong khi các biện pháp kích thích tài khóa sẽ được áp dụng "tạm thời và có mục tiêu" để giúp đỡ những nước dễ bị tổn thương trong khi không làm tăng giá cả.

Các nền kinh tế G20 cũng bày tỏ lo ngại về tình hình nợ xấu của một số quốc gia có thu nhập trung bình và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các chủ nợ phải chia sẻ gánh nặng một cách công bằng.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali (Indonesia), ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc đang thực hiện Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) của G20 trên mọi phương diện và đã đình chỉ số tiền thanh toán nợ lớn nhất trong tất cả các thành viên G20.

Chủ tịch Trung Quốc cũng cho rằng thế giới cần kiên quyết phản đối âm mưu chính trị hóa các vấn đề lương thực và năng lượng. Ông nêu rõ an ninh lương thực và an ninh năng lượng là những thách thức cấp bách nhất trong quá trình phát triển toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng hiện nay không phải do sản xuất hay nhu cầu, mà là do chuỗi cung ứng và hợp tác quốc tế bị gián đoạn.

Phát biểu qua video tại hội nghị G20, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố đây là lúc để ngăn chặn chiến tranh và thực hiện kế hoạch hòa bình 10 điểm mà ông đã đề xuất. Chính quyền Kiev đang yêu cầu Nga rút toàn bộ quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Một quan chức Mỹ cho biết chính quyền Washington muốn G20 đưa ra một thông điệp rõ ràng chống lại chiến dịch quân sự của Nga và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu, trong khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết có những dấu hiệu đồng thuận đáng khích lệ rằng hành vi xung đột là không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, có một dấu hiệu đáng khích lệ trước thềm hội nghị G20 khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp mặt trực tiếp và cam kết liên lạc thường xuyên hơn.

Cả hai nhà lãnh đạo đều tuyên bố phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine. Trước đó, Nga cho biết nước này có quyền sử dụng bất kỳ phương tiện nào, kể cả năng lực hạt nhân, để tự vệ.

Trong cuộc gặp mặt Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Tập cũng ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine và đàm phán hòa bình.

Theo Reuters
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.