Trưng bày giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Trong ngày 20/04, Trung tâm thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội, 28 phố Hàng Buồm, Hà Nội đã tổ chức lễ khai mạc trưng bày giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Sự kiện nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị nghề thủ công truyền thống, quảng bá nét đẹp văn hóa địa phương. Chương trình thu hút nhiều người dân, du khách quốc tế đến tham quan và trải nghiệm.

Trưng bày giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại

Chương trình diễn ra từ ngày 20/4/2024 tới hết ngày 15/5/2024 tại Trung tâm thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội, số 28 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức. Hai nghệ nhân Lê Thị Thu Điền và So Thị Chuyển đã đại diện các tổ nhóm sản xuất thổ cẩm tới Hà Nội tham dự lễ khai mạc sự kiện vào chiều 20/4 với những màn trình diễn dệt thổ cẩm tinh xảo và những sản phẩm thổ cẩm thủ công độc đáo, phong phú như áo, váy truyền thống, khăn choàng, ví cầm tay, hộp đựng bút, túi điện thoại…

Thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân có 219 hộ dân sinh sống, chủ yếu dân tộc Ba Na (chiếm 95%). Nghề dệt thổ cẩm nơi đây có lịch sử gần 80 năm hình thành và phát triển. Khởi đầu từ các hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất và tiêu thụ, nhờ nét đẹp độc đáo riêng, thổ cẩm Xí Thoại dần được ưa chuộng và trở thành mặt hàng được buôn bán ở các thôn trên địa bàn xã Xuân Lãnh và các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh của tỉnh Phú Yên.

Điểm đặc biệt của thổ cẩm nằm ở bề mặt vải được dệt rất cầu kỳ, tạo nên những ô hoa văn nổi lên trông giống như được thêu tay, dù thực tế toàn bộ quá trình đều được thực hiện trên khung cửi. Dệt thổ cẩm rất công phu, vì người nghệ nhân phải nhớ từng con chỉ và hoa văn để thay các ống chỉ màu sao cho đúng. Nếu trong quá trình dệt có lỗi sai hay quên thì phải tháo ra và sửa ngay lại chỗ đó.

Trên các sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Ba Na, hoạ tiết thường thấy là những hình khối đối xứng mang tính biểu tượng, lấy cảm hứng từ thiên nhiên, phản ánh quan niệm về vũ trụ, trời – đất, âm – dương, rừng núi, lá hoa. Mỗi tấm thổ cẩm là một bức tranh thu nhỏ miêu tả thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Màu sắc chủ đạo của thổ cẩm Ba Na là trắng, đỏ và đen. Màu đỏ tượng trưng cho sự vươn lên, sức sống và tình yêu. Màu trắng tượng trưng cho khát vọng, ước mơ. Màu đen tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của núi rừng, thiên nhiên. Màu đen cũng là màu sắc được người Ba Na tôn sùng hơn cả.Trước nguy cơ nghề truyền thống dần mai một, những năm gần đây, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã có nhiều nỗ lực tích cực để bảo tồn phát huy thổ cẩm Xí Thoại.

Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...