Lịch sử của linh vật Olympic

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Lịch sử của linh vật Olympic

Tạo hình của linh vật Olympic thường mang nét đặc trưng đại diện cho nền văn hóa và lịch sử của thành phố đăng cai thế vận hội. Vì vậy, các ý tưởng thiết kế thường trải qua quá trình chọn lọc kỹ càng và được hoàn thiện một vài năm trước khi Thế vận hội diễn ra.

Theo Ủy ban Olympic quốc tế, vai trò chủ đạo của những linh vật độc đáo này là góp phần lan truyền “không khí lễ hội” và thể hiện tinh thần của sự kiện.

Trong nhiều thập kỷ, khán giả trên toàn thế giới đã được gặp gỡ người tuyết, quái vật Bigfoot, gấu đội mũ cao bồi và người ngoài hành tinh trên sân khấu Olympic. Năm nay, linh vật Olympic Paris sẽ mang hình dáng chiếc mũ Phrygian màu đỏ đặc trưng của những nô lệ La Mã được giải phóng, vốn đã trở thành biểu tượng của tự do trong Cách mạng Pháp.

Linh vật Olympic đầu tiên được tạo ra vào năm 1968 bởi nhà thiết kế Aline Lafargue cho Thế vận hội mùa đông Grenoble ở Pháp. Linh vật tên “Schuss” này được thiết kế với phần đầu gồm hai tông màu khác nhau và phần chân hình tia chớp gắn trên ván trượt tuyết. Trái ngược với danh hiệu đầy cao quý - Linh vật Olympic đầu tiên, bản phác thảo Schuss đã được Lafargue hoàn thiện và gửi đi chỉ trong một đêm.

Để tìm được một đại diện xứng đáng, mỗi quốc gia chủ nhà thường sẽ tổ chức một cuộc thi tuyển chọn mẫu thiết kế phù hợp. Năm 2014, một cuộc thi do Nga tổ chức nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội mùa đông Sochi đã nhận được hơn 24.000 bản vẽ.

Bản thiết kế phác họa ba động vật có vú sinh sống tại Bắc Cực, đại diện cho ba thứ hạng huy chương Olympic, đã giành chiến thắng thông qua một cuộc bỏ phiếu công khai được phát sóng trên đài truyền hình Nga. Nhưng không phải quốc gia nào cũng áp dụng phương pháp này: tại Thế vận hội Mùa hè Los Angeles 1984, một trong những mùa Olympic đầu tiên nhận nguồn tài trợ hùng hậu từ các doanh nghiệp, Disney đã trúng thầu thiết kế linh vật.

Những linh vật Olympic đồng thời cũng đóng vai trò quyết định khả năng sinh lời của vô số sản phẩm lưu niệm ăn theo. Vậy nên mức độ dễ thương và vui nhộn từ lâu đã là thước đo quan trọng cho sự thành công của bất kỳ linh vật nào. Ví dụ điển hình cho “thước đo” này là việc các món đồ lưu niệm của linh vật gấu trúc tròn trĩnh Bing Dwen Dwen tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 bán “đắt như tôm tươi”.

Tương tự, đại bàng đầu trọc Sam được Disney thiết kế tỉ mỉ với vẻ ngoài thấp bé, mập mạp và mềm mại - trái ngược với hình ảnh thực tế có phần đáng sợ của loài đại bàng - nhằm thu hút những khách hàng nhỏ tuổi. Và thông thường, khán giả sẽ có phản ứng mạnh mẽ khi các họa sĩ và nhà thiết kế linh vật đi chệch hướng so với kỳ vọng ban đầu.

Khoảng mười năm trước, hãng thiết kế Iris đã tạo ra hai linh vật người ngoài hành tinh một mắt màu bạc để mở màn Thế vận hội London 2012. Một độc giả CNN chia sẻ: “Nếu những thứ này xuất hiện trong một bộ phim kinh dị từ thập niên 50 thì giờ đây nó có thể được coi là một tác phẩm kinh điển”.

Linh vật gấu Misha thậm chí đã được du hành vũ trụ trên tên lửa Soyuz vào năm 1978 - hai năm trước khi diễn ra Thế vận hội Moscow 1980.

Tạo hình linh vật càng trở nên đặc biệt quan trọng khi thời điểm diễn ra Thế vận hội trùng với một dấu mốc đặc biệt trong lịch sử. Với vai trò là nước chủ nhà Thế vận hội đầu tiên của thiên niên kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử Olympic, Úc đã cho ra mắt hẳn ba linh vật khác nhau.

Tên gọi của ba nhân vật hoạt hình được thiết kế theo phong cách anime - Syd, Olly và Millie - là phiên bản rút gọn của Sydney, Thế vận hội (Olympic) và Thiên niên kỷ (Millennium). Những chiếc áo phông lưu niệm từ Thế vận hội Mùa hè Sydney 2000 hiện vẫn đang được lưu hành trên các trang web bán đồ cũ.

Theo CNN
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.
Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan đến thông tin lực lượng công an đến trụ sở ngày 6/9.
VNG bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc giữa “giông bão”
(Ngày Nay) - Đêm qua (6/9/2024), Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan thông tin lực lượng công an đến trụ sở vào sáng cùng ngày. Sự kiện xảy ra chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 20 của doanh nghiệp này.
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
(Ngày Nay) - Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ngày 6/9 thông báo, Na Uy vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh lưỡi xanh tại một trang trại chăn nuôi cừu ở miền Nam nước này.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
(Ngày Nay) - Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/9, tăng trưởng việc làm của nước này trong tháng 8/2024 thấp hơn kỳ vọng, song tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 4,2% cho thấy thị trường lao động đang chậm lại một cách ổn định, làm gia tăng khả năng sẽ không có một đợt cắt giảm lãi suất lớn trong cuộc họp tới đây của Cục Dự trữ liên bang (Fed) .
Tám tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 1,4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8
(Ngày Nay) - Trong tháng 8/2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,43 triệu lượt người, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.
Biệt thự tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong dự án "Hồi sinh một di sản kiến trúc Pháp". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Xây dựng cơ chế khai thác hiệu quả biệt thự công tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, việc quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội mặc dù được quan tâm nhưng chất lượng nhiều biệt thự đã xuống cấp, không có đủ kinh phí để bảo trì, cải tạo, sửa chữa.