Trung Quốc loay hoay giữa bài toán tăng trưởng và 'zero-COVID'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày càng có nhiều lời kêu gọi chính phủ Trung Quốc Bắc Kinh nêu rõ các ưu tiên liên quan đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và quản lý dịch COVID-19, trong bối cảnh sinh kế của người dân đang chịu áp lực ngày càng lớn.
Trung Quốc loay hoay giữa bài toán tăng trưởng và 'zero-COVID'

Các học giả và cố vấn kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đang nhấn mạnh tầm quan trọng của sự minh định giữa tăng trưởng kinh tế và chiến lược "zero-COVID" vào thời điểm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với một đợt bùng phát mới, với số ca nhiễm hàng ngày đã tăng lên hơn 40.000.

Giáo sư Yao Yang - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh, ước tính rằng quy mô nền kinh tế nước này, vốn trị giá 114 nghìn tỷ nhân dân tệ (16 nghìn tỷ USD) vào năm 2021, đã giảm hơn 3 nghìn tỷ nhân dân tệ cho đến nay do áp dụng chiến lược chống dịch nghiêm ngặt.

“Đối với chính quyền địa phương, tư duy thông thường phải là ưu tiên phòng chống dịch bệnh. Nếu không thực hiện đúng, họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhưng nếu nền kinh tế không hoạt động tốt, họ không phải chịu trách nhiệm nhiều như vậy”, giáo sư Yao phát biểu tại một cuộc hội thảo của Đại học Bắc Kinh về triển vọng kinh tế của Trung Quốc hồi đầu tháng này. “Vì vậy, để cân bằng, chính quyền địa phương chắc chắn sẽ tiếp tục ưu tiên phòng chống dịch bệnh”.

Ông Yao đã ủng hộ việc chính phủ nới lỏng chính sách "zero-COVID" để giảm thiểu tác động kinh tế của nó, đồng thời ông cũng thúc giục chính quyền địa phương “quan tâm đến cảm xúc của người dân hơn” và sử dụng nhiều “biện pháp có mục tiêu hơn khi kiểm soát dịch” .

“Trong bối cảnh này, tôi nghĩ chính quyền trung ương nên đưa ra tuyên bố rõ ràng, không yêu cầu cả hai và nên làm rõ mức độ ưu tiên”, giáo sư Yao cho biết. “Chỉ khi đó nền kinh tế mới có thể phục hồi nhanh chóng trong những tháng tới".

Các chính quyền địa phương đã phải vật lộn để cân bằng giữa việc kiểm soát dịch bệnh và tuân theo kế hoạch 20 điểm của chính phủ trung ương, vốn yêu cầu một cách tiếp cận có mục tiêu hơn để tránh rơi vào tình trạng phong tỏa quy mô lớn.

Ông Andrew Fennell, chuyên gia của cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, cho biết: “Các chính sách chống dịch đã đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc và làm gia tăng căng thẳng xã hội”.

Vị chuyên gia này kỳ vọng các nhà chức trách Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp chống dịch vào năm 2023, chẳng hạn như phong tỏa toàn thành phố, vốn góp phần trực tiếp nhất vào việc giảm áp lực tăng trưởng.

Tuy nhiên, Fitch Ratings dự đoán rằng nhiều biện pháp hạn chế sẽ vẫn được áp dụng do mức độ miễn dịch cộng đồng của Trung Quốc và mức độ bao phủ vaccine ở Trung Quốc vẫn còn tương đối thấp đối với các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

Nền kinh tế Trung Quốc đạt mốc tăng trưởng 3,9% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi chỉ tăng 0,4% trong quý II.

Nhưng với những rủi ro suy giảm đối với nền kinh tế trong quý IV, ngân hàng Goldman Sachs dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay.

“Chính quyền Bắc Kinh có thể sớm cần phải lựa chọn giữa nhiều đợt phong tỏa hơn và nhiều đợt bùng phát dịch hơn”, phía Goldman Sachs cho biết vào Chủ nhật.

Một loạt khảo sát của Đại học Bắc Kinh cũng cho thấy tình trạng thất nghiệp của Trung Quốc đang xấu đi ngay cả khi GDP tăng lên.

Chính quyền Bắc Kinh đã tăng cường đầu tư tài sản cố định trong năm nay dưới hình thức chi tiêu cơ sở hạ tầng dựa trên nợ, nhằm ổn định nền kinh tế, nhưng cựu cố vấn ngân hàng trung ương Huang Yiping cho biết chính phủ cũng nên tính đến tầm quan trọng của niềm tin của người tiêu dùng.

“Tôi nghĩ rằng tiêu dùng nên chiếm một tỷ lệ nhất định trong nền kinh tế Trung Quốc", ông Huang nói tại Hội nghị Thượng đỉnh Caixin hồi đầu tháng này. “Ngay bây giờ, hoạt động tiêu dùng đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tình trạng này đã đặt ra giới hạn đối với khả năng di chuyển, tương tác xã hội và các hoạt động kinh tế. Tiêu dùng suy giảm cũng bắt nguồn từ kỳ vọng thấp về sự thay đổi chính sách của chính phủ".

Wang Yong, giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách xem xét tính bền vững của các biện pháp kiểm soát dịch.

"Để tiếp tục với chính sách hiện tại sẽ cần một lượng lớn nguồn lực từ chính quyền địa phương", ông Wang nhận định. “Các nhà hoạch định chính sách và công chúng nên loại bỏ nỗi sợ hãi về dịch bệnh và tin rằng nếu các nước láng giềng như Hàn Quốc, Việt Nam và Ấn Độ có thể tiếp tục mở cửa trở lại, thì hệ thống và sự chuẩn bị của Trung Quốc có thể làm tốt hơn".

Theo SCMP
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.