Từ hai lực sĩ bị 'treo tay' tới thảm cảnh phòng chống doping

[Ngày Nay] - Hai lực sĩ cử tạ, trong đó có nhà cựu vô địch thế giới và đương kim Á quân Asiad Trịnh Văn Vinh vừa lĩnh án phạt cấm thi đấu 4 năm, phạt 10.000 USD vì dính doping. Hai tuyển thủ này đã bị phát khi Liên đoàn Cử tạ thế giới sang Việt Nam lấy mẫu thử kiểm tra đột xuất. Sự thật phũ phàng này tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động, cũng như phơi bày lỗ hổng lớn cùng sự yếu kém kéo dài trong việc phòng chống doping của TTVN. 
Trịnh Văn Vinh tan nghiệp thể thao
Trịnh Văn Vinh tan nghiệp thể thao

Chỉ thấy… tuyên bố

Từ 2004, sau nỗi đau trên sân nhà với 4 tuyển thủ dính doping tại SEA Games 22, được sự ủy nhiệm của Chính phủ, người đứng đầu ngành thể thao đã đại diện đại diện ký vào “Tuyên bố Copenhagen” để Việt Nam trở thành quốc gia, vùng lãnh thổ thứ 106 chính thức nhập cuộc toàn diện, trong đó cam kết tuyệt đối nói không và tham gia đầy đủ vào công cuộc phòng chống vấn nạn này.

Trung tâm HLTT Quốc gia Hà Nội, chỉ có hơn chục cán bộ y tế phải chăm lo cho gần 1.000 tuyển thủ đủ biết khó khăn, thiếu hụt như thế nào.

Trước mỗi lần xuất ngoại dự tranh các giải đấu, đặc biệt những đại hội lớn, từ khi chuẩn bị đến lúc lên đường, chẳng thấy bao giờ thấy lãnh đạo quên nhấn mạnh, có lúc chỉ đạo gay gắt quân sĩ về đòi hỏi “tuyệt đối” này. Đến lượt các lãnh đạo, HLV cũng ra rả quán triệt theo kiểu hô hào chung chung với các tuyển thủ...

Để rồi cả quá trình “anti - doping” của TTVN cứ trong vòng luẩn quẩn, để rồi đều đặn nhận những ca doping, cả thảy 19  trường hợp đến thời điểm này, trong đó đau nhất là vụ của tuyển thủ thể dục dụng cụ Đỗ Ngân Thương tại Olympic 2008 và lực sĩ cử tạ Hoàng Anh Tuấn ngay trước thềm ASIAD 2010, và giờ là Trịnh Văn Vinh.

Từ hai lực sĩ bị 'treo tay' tới thảm cảnh phòng chống doping ảnh 1

VĐV Trịnh Văn Vinh

Cốt lõi là ở chỗ: thực chất chúng ta không có bất cứ hành động phòng chống đúng nghĩa nào cả. Đơn giản và thiết thực nhất như việc tuyên truyền giáo dục tinh thần nói không với doping, danh mục các chất bị cấm tới các VĐV chỉ được tiến hành sơ sài cho có, mỗi khi có sự kiện, để rồi “trôi tuột” luôn qua đầu. Qua khảo sát của một cơ quan chuyên môn của chính ngành thể thao, có ít nhất 90% số tuyển thủ quốc gia không nắm được những chất bị cấm cơ bản nhất của ngay môn mình.

1000 tuyển thủ, kiểm tra 35

Trước thềm SEA Games 29, TTVN đã tiến hành lấy 35 mẫu thử doping gửi sang cho Ban Tổ chức. Đây là con số tối thiểu theo yêu cầu, và nếu không là quy định bắt buộc chưa chắc ngành thể thao đã làm. Số lượng này chỉ chiếm 7% tổng số tuyển thủ của đoàn TTVN tham dự Đại hội. Trong khi đó, như thống kê, ở những nước như Malaysia, Thái Lan hay Singapore, có khoảng 30-50% số VĐV của họ được “kiểm soát” trước mỗi kỳ SEA Games. Lý do chính  như lý giải của những người có trách nhiệm bởi hiện tại Việt Nam dù có một bệnh viện chuyên ngành thể thao cùng một Trung tâm Phòng chống Doping song lại không thể kiểm tra tại chỗ. Sau khi lấy mẫu phải thuê một Trung tâm quốc tế kiểm tra với mức phí 200-300 USD/mẫu.

Từ hai lực sĩ bị 'treo tay' tới thảm cảnh phòng chống doping ảnh 2

 Con số 35 mẫu đã quá ít song chính cách lấy 35 mẫu thử này của ngành thể thao cũng đầy bất cập. Đội tuyển của môn vốn thuộc nhóm nguy cơ cao là xe đạp không lấy mẫu. Đội tuyển điền kinh có tới 50 tuyển thủ cũng chỉ lấy 3 mẫu. Điều đáng nói, danh sách VĐV phải kiểm tra được chỉ định sẵn, chứ không theo phương thức ngẫu nhiên. Và VĐV từng dính doping lại không bị lấy mẫu, trong khi như thông lệ, với những đối tượng từng có “án” doping chắc chắn sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.

Nỗi ám ảnh với TTVN ngày càng đè nặng bởi các giải quốc tế, các Liên đoàn - Hiệp hội thể thao quốc tế theo môn giờ đây  còn đẩy mạnh kiểm tra ngẫu nhiên, kiểm tra ngoài thi đấu, kiểm tra đột xuất. Trường hợp dính doping của tuyển thủ điền kinh Vũ Thị Ly tại Đại hội Thể thao bãi biển châu Á 2016 vì dùng thuốc cảm sốt do bác sĩ kê mà không kịp cập nhật danh mục chất bị cấm, hãy còn nóng hổi. Và ngay như Trịnh Văn Vinh cùng Nguyễn Thị Phương Trang đã bị phát hiện qua một cuộc lấy mẫu đột xuất của Liên đoàn Cử tạ Thế giới ngay tại Việt Nam, trước thềm Đại hội. Trong khi đó, như ở Trung tâm HLTT Quốc gia Hà Nội, chỉ có hơn chục cán bộ y tế phải chăm lo cho gần 1.000 tuyển thủ đủ biết khó khăn, thiếu hụt như thế nào. Đội ngũ này luôn cố gắng hết sức mà vẫn phải lo lắng vì không thể kiểm soát được hết.

Từ hai lực sĩ bị 'treo tay' tới thảm cảnh phòng chống doping ảnh 3

Mọi hậu quả rốt cuộc lại đẩy hết cho điều kiện khách quan, khó khăn ràng buộc, nào thiếu kinh phí, thiếu phương tiện, mà lý do được viện dẫn nhiều nhất có lẽ vẫn là vì TTVN chưa có labo kiểm tra doping. Gốc rễ của nó, xuất phát từ chính nhận thức hời hợt, sự chủ quan của chính các nhà quản lý cùng sự thiếu đầu tư, hay nói chính xác hơn là không đầu tư gì cho mảng trọng yếu này.

Việc dính doping của VĐV này VĐV khác, lúc này hay lúc khác, và lớn là cả mảng phòng chống nguy cơ doping với TTVN suy cho cùng vẫn là câu chuyện “may nhờ rủi chịu”.

Trịnh Văn Vinh tan nghiệp thể thao 

Theo lý giải của nhà cựu vô địch thế giới và đương kim á quân ASIAD Trịnh Văn Vinh, trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc 2018, do chấn thương ở lưng và đầu gối, anh có chủ động chữa trị bằng việc tiêm thuốc nhưng không nhớ là những loại thuốc gì và trong thành phần thuốc có chất cấm hay không. Điều đáng nói, ngay trước đó, tại ASIAD  2018, đô cử giành HCB này  cũng đã được kiểm tra doping với kết quả  âm tính.  Mẫu thử của Vinh do Liên đoàn Cử tạ thế giới sang tận Việt Nam lấy kiểm tra vào tháng 11 năm ngoái đã cho kết quả có chứa chất Anabolic cùng chất Adiol, hai chất có trong danh mục cấm. Với án phạt cấm thi đấu 4 năm, niềm hi vọng tranh huy chương Olympic này gần như không có cơ hội để làm lại, và phải tính đến chuyện giải nghệ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.