Tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội: Có nên cố vào trường 'tốp đầu'?

Kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội được dự báo khá căng thẳng, do có khoảng 4 vạn học sinh tốt nghiệp THCS sẽ phải học trường dân lập, hệ GDTX, trường nghề… Tuy nhiên, phụ huynh cần phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của con em mình để cùng đưa ra lựa chọn trường cho phù hợp khả năng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khoảng 4 vạn học sinh sẽ học dân lập, trường nghề

Năm học 2020 - 2021, để có suất học vào trường THPT công lập tại Hà Nội, đặc biệt là trường chuyên, trường "tốp đầu", thí sinh sẽ vất vả bởi phải vượt qua nhiều thí sinh khác. Cụ thể, năm học 2019-2020, dự kiến, toàn thành phố có 107.246 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Dự kiến số lượng học sinh tuyển vào trường THPT năm học 2020 - 2021 là 90.730 học sinh (tăng 5.776 học sinh so với năm học 2019 - 2020). Các trường công lập tuyển 66.492 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển 21.450 học sinh, số còn lại sẽ học hệ bổ túc, trường nghề… Như vậy, sẽ có khoảng gần 30.000 thí sinh sau khi tốt nghiệp THCS sẽ phải "ngậm ngùi" học trường ngoài công lập, trường bổ túc, trường nghề.

Liên quan tới kỳ thi vào lớp 10 THPT, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, kỳ tuyển sinh năm nay, mỗi thí sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 (NV1) và nguyện vọng 2 (NV2). Hai nguyện vọng này phải trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể các nguyện vọng dự tuyển vào các lớp chuyên của 4 trường chuyên trực thuộc Sở GD&ĐT. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên. Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. Học sinh đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận học sinh đăng ký NV1, không nhận học sinh đăng ký NV2.

Ngoài ra, mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của 2 trong 4 trường: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây. Như vậy, ngoài việc đăng ký dự tuyển vào các lớp không chuyên của hai trường THPT công lập; các lớp chuyên của 2 trong 4 trường THPT chuyên; Các lớp học hệ song bằng tú tài, thí sinh năm nay còn được đăng ký 2 nguyện vọng dự tuyển lớp 10 tiếng Pháp song ngữ của hai trường THPT Chu Văn An và THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, có xét thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2; Đăng ký vào trường ngoài công lập sẽ không theo tuyến tuyển sinh…

Trước những cơ hội được đăng ký các nguyện vọng vào nhiều trường khác nhau, thầy Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết: "Mỗi học sinh có những lựa chọn khác nhau, tuy nhiên các em không nên chạy theo số đông, vào trường nổi tiếng mà không theo năng lực của mình, điều này cũng đã xảy ra trường hợp trượt đáng tiếc. Theo kinh nghiệm, để vào trường như mong muốn, học sinh đăng ký NV1 vào trường có khả năng đủ điểm. Với NV2, học sinh nên chọn trường có mức điểm thấp hơn điểm chuẩn của trường NV1, cần tham khảo điểm chuẩn năm trước của trường để lựa chọn".

Phụ huynh không nên ép con

Trước mối lo lắng của phụ huynh, học sinh tại Hà Nội về kỳ thi vào 10 THPT, thầy Vũ Khắc Ngọc - Giáo viên THPT (Hệ thống giáo dục Hocmai) cho rằng, áp lực trong thi cử vào lớp 10 không hẳn là do tính cạnh tranh gắt gao, mà nguyên nhân lớn nhất của áp lực đó chính là kỳ vọng. Phụ huynh và học sinh thường kỳ vọng, đặt ra những mục tiêu quá khả năng dẫn đến áp lực. Ví dụ, tham chiếu với mọi năm, năng lực của học sinh chỉ thi được 51 điểm nhưng lại đăng ký trường 53 điểm… để cố gắng, "cầu may" khiến học sinh rơi vào trạng thái gồng mình, gắng sức mới đạt được mục tiêu, đây chính là áp lực.

"Từ thực tiễn trong thi vào lớp 10 THPT các năm gần đây cho thấy, việc vào trường công lập không hẳn quá khó, bởi vẫn còn nhiều trường công lập tuyển không đủ chỉ tiêu cho dù đến 2,3 đợt. Tâm lý của phụ huynh luôn muốn con vào trường tốt nhất có thể nhưng trường tốt bao giờ điểm cũng rất cao. Muốn cởi bỏ áp lực này thì bố mẹ, các con nên ngồi lại với nhau, cùng với cả thầy cô, đánh giá đúng mức năng lực của mình nằm ở đâu và sẽ đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch để đạt được mục tiêu ấy sao cho vừa sức chứ không phải gồng mình lên để học, thi kiểu cầu may", thầy Khắc Ngọc đưa ra lời khuyên.

Chia sẻ câu chuyện về mong muốn của phụ huynh có con dự thi vào lớp 10 THPT, thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho biết, hiện nay nhu cầu cho con đi học ở các trường THPT có đội ngũ giáo viên tốt, cơ sở vật chất tốt, trường nổi tiếng để có cơ hội phát triển đó là mong muốn chính đáng của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, để làm mọi cách vào được trường điểm, trường chuyên mà không học được sẽ làm khổ học sinh. Trên thực tế, có những học sinh bị loại khỏi trường chuyên, lớp chuyên và cả thi trượt vào các trường chuyên, trường điểm dễ rơi vào trạng thái suy sụp, trầm cảm, dẫn đến chán học, suy nghĩ tiêu cực.

"Phụ huynh trước tiên phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của con em mình xem con khả năng ra sao để cùng đưa ra lựa chọn trường để dự thi cho phù hợp. Phụ huynh không nên vì mong muốn của bản thân mình, muốn được "hãnh diện" trước những người xung quanh mà thúc ép con cái thi vào trường vượt quá khả năng. Tôi được biết, tại các trường học trên địa bàn Hà Nội có cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên cũng không quá chênh lệch nhiều, hãy tham khảo thật kỹ chứ không nên cứ nhất quyết phải là trường nổi tiếng", thầy Nguyễn Quốc Bình chia sẻ thêm.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020 - 2021 hệ không chuyên tại Hà Nội diễn ra vào ngày 17 - 18/7 với ba môn thi Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán. Ngày 25/5, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã công bố chỉ tiêu vào lớp 10 của các trường THPT trên địa bàn. Cụ thể, Trường THPT Phan Đình Phùng: 600 học sinh; THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm: 720 học sinh; THPT Việt Đức: 720 học sinh; THPT Thăng Long: 600 học sinh; THPT Kim Liên: 600 học sinh. THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: 645 học sinh; THPT Chu Văn An: 670 học sinh; THPT chuyên Nguyễn Huệ: 525 học sinh; THPT Sơn Tây: 585 học sinh…
Theo GĐXH
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?