Tỷ lệ 3% giáo viên THPT đạt chuẩn tiếng Anh nói lên điều gì?

Qua kỳ kiểm tra trình độ giáo viên tiếng Anh của 30 tỉnh/thành do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, chỉ 3% giáo viên THPT đạt chuẩn theo yêu cầu đề án ngoại ngữ quốc gia.
Tỷ lệ 3% giáo viên THPT đạt chuẩn tiếng Anh nói lên điều gì?

Hội thảo về thực trạng dạy tiếng Anh của các tỉnh phía Nam được tổ chức đầu tuần qua. Tại hội thảo, TS Trần Thị Minh Phượng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM cho biết, qua kỳ kiểm tra trình độ giáo viên tiếng Anh của 30 tỉnh/thành do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức, chỉ 3% giáo viên THPT và 7% giáo viên THCS đạt chuẩn theo yêu cầu đề án ngoại ngữ quốc gia.

Bà Phượng cho rằng nhiều giáo ngoại ngữ thiếu tự tin và không chủ động trong việc soạn đề kiểm tra, đánh giá học sinh. Đây được xem là một trong những lý do quan trọng khiến việc chất lượng dạy và học tiếng Anh hiện chưa hiệu quả.

Về phía học sinh, TS Phượng cho rằng các em đang phải học quá nhiều môn nên không có thời gian đầu tư cho tiếng Anh. Chương trình sách tiếng Anh hiện nay nặng cả nội dung lẫn hình thức, thiếu cập nhật thời sự và chưa gắn với đặc điểm về văn hóa, địa lý của Việt Nam, thiếu phong phú về hình ảnh và màu sắc… Từ thực trạng này có đến 98,6% học sinh cho rằng không thể đạt được bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết theo chuẩn đầu ra, theo VnExpress.

Tỷ lệ 3% giáo viên THPT đạt chuẩn tiếng Anh nói lên điều gì? ảnh 1

Một giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TP.HCM.

Trong khi đó, theo khảo sát của nhóm giảng viên Đại học Sư phạm TP HCM trên 143 học sinh THPT và 10 giáo viên thì chỉ có 14,7% học sinh cho rằng giáo viên sử dụng 100% tiếng Anh trong tiết dạy; 70% cho biết thầy cô sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Đặc biệt, trên 15% học sinh cho rằng thầy cô sử dụng quá nhiều tiếng Việt khi dạy tiếng Anh và rất ít sử dụng tài liệu từ nước ngoài, phương tiện nghe nhìn để dạy.

Liên quan đến thực trạng trên, tin trên Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Sĩ Thư, Trưởng ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 của Bộ GD&ĐT cho rằng, đổi mới giảng dạy ngoại ngữ là cả một quá trình và nhiệm vụ lớn, phải làm từng bước. Bộ cũng muốn tốt nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay, chúng ta vừa làm vừa hoàn thiện từ từ.

Hiện nay, Bộ chỉ mới khuyến khích các địa phương tăng cường tiếng Anh, rèn luyện bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho HS là chính, còn kiểm tra và đánh giá đầy đủ bốn kỹ năng đó không đơn giản. Nó đòi hỏi người dạy cũng phải đáp ứng được bốn kỹ năng để dạy cho người học nhưng thực tế chúng ta chưa làm được. Hơn nữa, chúng ta chưa có một đội ngũ giám khảo chuyên nghiệp về kiểm tra đánh giá ngoại ngữ (nếu có cũng chỉ là lác đác), chưa có một bộ đề khảo thí cho cả bốn kỹ năng nên chỉ có thể tổ chức thi, kiểm tra hai kỹ năng là đọc, viết. Hiện, Bộ đang xây dựng đề án để vay vốn xây dựng năm trung tâm khảo thí tại các tỉnh, thành lớn, trong đó có môn ngoại ngữ, rồi dần sẽ hoàn chỉnh quy trình đánh giá năng lực ngoại ngữ HS theo khung năng lực.

Về thời lượng môn tiếng Anh, từ lớp 3 đến lớp 12, trung bình 3-4 tiết/tuần đúng là ít. Số tiết này tính theo điều kiện học một buổi chứ không phải hai buổi như ở nước ngoài. Nếu tăng tiết thêm trong điều kiện hiện nay thì là tăng tải chứ không phải giảm tải nữa.

Một khó khăn nữa là dạy tiếng Anh ở tiểu học là rất quan trọng nhưng hiện Bộ chưa xin được biên chế cho giáo viên dạy tiếng Anh bậc này. Hiện, các đơn vị có điều kiện chủ yếu hợp đồng với giáo viên về dạy rồi phụ huynh trả tiền là chính. Sắp tới, để chuẩn bị cho đổi mới toàn diện giáo dục từ năm 2018, Bộ sẽ đề xuất nâng tỷ lệ giáo viên trên lớp từ 1,5 đến 1,7 giáo viên/lớp. Lúc đó, sẽ ưu tiên tuyển giáo viên ngoại ngữ cho các đơn vị.

Minh Sơn (TH)

Một UAV phát nổ trên bầu trời thành phố Kiev ngày 28/5. Ảnh: Reuters
Nga mở cuộc tấn công lớn nhất bằng UAV vào thủ đô của Ukraine
(Ngày Nay) - Nga đã thực hiện các đợt không kích vào thủ đô Kiev trong đêm. Các quan chức Ukraine cho biết đây là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) lớn nhất của Nga nhằm vào Kiev kể từ đầu cuộc xung đột và diễn ra trong bối cảnh Kiev kỷ niệm ngày thành lập vào 28/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hà Giang. Ảnh: Dương Giang
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hà Giang phải xây dựng cơ chế, chính sách, mở đường cho phát triển
(Ngày Nay) - Trong chương trình công tác tại tỉnh Hà Giang, sáng 28/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, những tháng đầu năm 2023; đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới và giải quyết một số kiến nghị của tỉnh Hà Giang.