Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc

Cựu đại sứ Thụy Sỹ ở Trung Quốc, tiến sĩ Uli Sigg được coi là một trong những người quan trọng và có ảnh hưởng nhất đến nghệ thuật đương đại Trung Quốc.
Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc

Là một nhân viên của công ty thang máy Thụy Sỹ Chindler, Uli đến Bắc Kinh vào cuối những năm 70 để thiết lập cái mà sau này trở thành công ty liên doanh đầu tiên giữa Trung Quốc và quốc tế.

Đây là khởi đầu của chính sách kinh tế mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Sau sự ra đi của chủ tịch Mao, xã hội Trung Quốc có một cảm giác bất ổn và mất phương hướng. Thay đổi đã diễn ra ở khắp mọi nơi và các nghệ sĩ đều muốn có tiếng nói để khẳng định mình.

Những ngày đầu của nghệ thuật đương đại Trung Quốc

Uli chia sẻ rằng ông rất quan tâm đến nghệ thuật đương đại và nó đến với ông rất tự nhiên khi khám phá những khung cảnh nghệ thuật ở Trung Quốc.

Trong lúc này thì các nghệ sĩ Trung Quốc mới chỉ bắt đầu để tự giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc cưỡng bức của chủ nghĩa xã hội. Họ cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ từ dòng nghệ thuật toàn cầu và các phong trào nghệ thuật lớn của thế kỷ 20.

Trong suốt nhiều năm vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, nghệ thuật Trung Quốc xuất hiện lẻ tẻ giống như phái sinh. Uli lúc này phải chuẩn bị từng bước vô cùng cẩn thận để bắt đầu nghiêm túc công việc sưu tập nghệ thuật của mình.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 1

Phòng triển lãm các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Uli.

Nghệ thuật như nổi loạn

Trong những năm cuối thập niên 80, đặc biệt là sau sự kiện Thiên An Môn, nghệ thuật đương đại diễn ra trên một khía cạnh chính trị. Nghệ sĩ làm nghệ thuật chống lại hệ thống áp chế và nghệ thuật chính trị bị chi phối.

Ngày nay, sản xuất nghệ thuật Trung Quốc đã bắt kịp với xu hướng toàn cầu. Hầu hết các nghệ sĩ có thể đi du lịch và không phải chịu cảnh cô lập. Họ đã bắt đầu nhanh chóng tiếp thu các trường phái nghệ thuật một cách nghiêm túc.

Tiếp cận một cách có hệ thống

Uli hiểu rằng để sưu tập nghệ thuật đương đại Trung Quốc một cách có hệ thống cần phải có chiều rộng và khai thác cả chiều sâu của nó từ khởi đầu.

Ở thời đỉnh cao, bộ sưu tập của Uli gồm khoảng 2.300 công trình, từ tranh cách mạng đến hiện đại. Ông đã phải gặp gần 2.000 nghệ sĩ trong những năm qua, gần như mua trực tiếp các tác phẩm từ họ.

Năm 1997, danh mục các sản phẩm nghệ thuật không có và triển lãm sự kiện vẫn chưa được tổ chức. Để có một cái nhìn tổng quan hơn về nghệ thuật Trung Quốc, Uli đã phải tạo ra giải thưởng nghệ thuật Trung Quốc (CCAA), giải thưởng đầu tiên của loại hình nghệ thuật được tổ chức ở Trung Quốc.

Điều này cũng cho phép Uli thúc đẩy nghệ thuật Trung Quốc ở nước ngoài với các thành viên ban giám khảo CCAA là người ngoại quốc. Sau đó Uli còn thêm một giải thưởng về phê bình nghệ thuật.

Nó đại diện cho bộ sưu tập lớn nhất và toàn diện nhất của nghệ thuật đương đại Trung Quốc trên thế giới. Trong năm 2012, Uli đã tặng 1.453 tác phẩm và bán 47 tác phẩm cho bảo tàng ở Hong Kong.

Trong khi mọi người thấy Uli là một nhà sưu tập nghệ thuật đương đại Trung Quốc lớn trên thế giới thì bản thân ông lại cho mình là một nhà nghiên cứu Trung Quốc và nghệ thuật đương đại của nước này.

Một số tác phẩm nghệ thuật đương đại sưu tầm của Uli:

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 2

To add one meter to an Anonymous mountaint (Tạm dịch: Thêm một mét trên ngọn núi vô danh) (1995) của Zhang Huan.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 3

Untitled (Tạm dich: Không đề) (1995) của Fang Lijun.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 4

X? Series No.4 (Tạm dịch: X? dòng số 4) (1987) của Zhang Peili.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 5

The Second Situation (Tạm dịch: hai tình huống) (1987) của Geng Jianyi.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 6

Me and my teacher (Tạm dịch: 2 thầy trò) (1993) của Zheng Guogu.

Tuệ Linh

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.