Những vấn đề được đề cập trong các dự án bao gồm các nhiệm vụ dài hạn của IPDC như đánh giá truyền thông quốc gia bằng các chỉ số phát triển truyền thông của UNESCO, các thúc đẩy sự an toàn của các nhà báo, giải quyết nhiều mối quan tâm gần đây - khả năng tồn tại của phương tiện truyền thông trong bối cảnh đại dịch, thông tin sai về vaccine ngừa COVID-19...
Văn phòng IPDC cũng đã phê duyệt chín Phân bổ đặc biệt, được thiết kế để cung cấp kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động do Ban Thư ký đề xuất trong các lĩnh vực chuyên môn của IPDC. Các hoạt động này bao gồm triển khai một cuộc tham vấn về tác động của các chính sách về nền tảng Internet đối với sự an toàn của các nhà báo, khả năng tồn tại của các phương tiện truyền thông, hỗ trợ việc thực hiện các khuyến nghị chính liên quan đến bạo lực trực tuyến đối với các nhà báo nữ, và một dự án tập trung vào việc tăng cường sự an toàn của các nhà báo ở Mosul như một phần của sáng kiến “Phục hưng tinh thần Mosul” của UNESCO.
Trong bài phát biểu khai mạc phiên họp, bà Anna Brandt Chủ tịch IPDC có lời tuyên dương các nhà báo ở tuyến đầu đã luôn tìm cách cung cấp thông tin cần thiết về cứu sống cho người dân bất chấp nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Ông Xing Qu, Phó Tổng Giám đốc UNESCO kiêm Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông Thông tin nhấn mạnh rằng “thông tin là một lợi ích chung mà mọi người đều được hưởng và là nền tảng cho các biện pháp hiệu quả để giải quyết mọi tình huống khẩn cấp toàn cầu - từ khủng hoảng y tế đến biến đổi khí hậu.”
Cả hai đều bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả các nhà tài trợ đã đóng góp cho các hoạt động của IPDC kể từ năm 2019, cụ thể là các nước Andorra, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và ICESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Thế giới Hồi giáo).
Được thành lập vào năm 1980, IPDC là diễn đàn đa phương duy nhất trong hệ thống Liên hợp quốc được thiết kế để huy động cộng đồng quốc tế thảo luận và thúc đẩy phát triển truyền thông ở các nước đang phát triển.