UNESCO vẫn đang kêu gọi gửi các câu chuyện phản ánh cuộc sống của người khuyết tật trên thế giới, về những thành tựu đáng kinh ngạc ở mọi lĩnh vực từ thể thao, âm nhạc đến những hoạt động giảm nhẹ thiên tai thể hiện khả năng tiếp cận và hòa nhập của người khuyến tật - điều không thể thiếu đối trong sự phát triển bền vững và tiến bộ xã hội.
"Với bơi lội, tôi đã tham gia nhiều sự kiện quốc tế hơn và giành được huy chương vàng trong Thế vận hội Đặc biệt Mùa hè năm 2007, 2011, 2015 và 2019. Những chiến thắng này giúp tôi ý thức hơn về việc gia tăng giá trị cho xã hội. Tôi rất vui khi tiếp tục truyền cảm hứng cho các bậc cha mẹ, huấn luyện viên và những người khuyết tật khác thông qua câu chuyện của mình".
Adedamola Roberts
Các câu chuyện được đăng tải dưới dạng bài viết, tin hình và file âm thanh. UNESCO mời người khuyết tật chia sẻ câu chuyện của mình, không chỉ để truyền cảm hứng cho những người đồng cảnh ngộ hoặc đang đối mặt với những trở ngại tương tự, mà còn để làm cho tiếng nói của họ được nhiều công chúng cũng như những nhà hoạch định chính sách công-tư trên toàn cầu lắng nghe.
Ông Toshiya Kakiuchi, một doanh nhân khuyết tật Nhật Bản kể lại thành công của mình cùng dự án Mirairo mà ông đã phát triển từ lúc còn là sinh viên, hiện đang phát triển mạnh.
"Rất khó để thay đổi môi trường do hạn chế về ngân sách và không gian, tuy nhiên, chỉ cần thay đổi cách ứng xử của (các) nhân viên, chúng tôi đã có thể giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận cho người khuyết tật".
Toshiya Kakiuchi
Công ty cổ phần MIRAIRO của ông Kakiuchi, với triết lý “Barrier Value” (Biến trở ngại khuyết tật trở thành giá trị) triển khai nhiều dự án như tư vấn thiết kế cơ sở vật chất, tòa nhà, tư vấn thiết kế phổ quát cho hơn 600 công ty, tổ chức và trường học ở Nhật Bản, cấp chứng chỉ “Universal Manner” đào tạo về cách ứng xử với người cao tuổi, người khuyết tật, cung cấp dịch vụ khảo sát chuyên môn về người khuyết tật “Mirairo Search”, ứng dụng bản đồ Barrier-free “Bmaps”. Các dịch vụ này được nhận định là hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức về các phương pháp tiếp cận cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập.
Ông Kakiuchi, một chủ doanh nghiệp ở Nhật Bản. |
Sinh ra với hội chứng Down, Adedamola Roberts đã 5 lần đoạt Huy chương Vàng “Thế vận hội Đặc biệt” ở môn bơi lội. Năm 2003, Roberts tham dự “Thế vận hội Đặc biệt” đầu tiên tại Ireland, nơi anh bị truất quyền thi đấu ở môn điền kinh do nhầm làn đường chạy. Buồn bã vì sự cố, nhưng khi trở về, anh lại được Chính phủ Nigeria trao tặng huy chương như hình thức khích lệ, anh đã có động lực từ bỏ điền kinh để chuyển sang bơi lội và gặt hái được nhiều thành công.
Bộ sưu tập các câu chuyện này tạo thành một cơ sở dữ liệu và nghiên cứu điển hình quan trọng, cho phép các cơ quan và tổ chức quan tâm đưa ra quyết định sáng suốt về chính sách, hành động của cộng đồng, kế hoạch kinh doanh hoặc việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới. Nền tảng trực tuyến này góp phần trao quyền cho người khuyết tật, thúc đẩy quyền con người và quyền tự do phổ biến cũng như thúc đẩy các giá trị của Liên hợp quốc trong một sáng kiến toàn cầu thực sự.