Ứng xử có trách nhiệm với di sản - hành trình nhân văn của người Hội An

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Di sản đã góp phần hình thành bản sắc văn hóa, phong cách ứng xử nhân văn của cộng đồng người dân Hội An (Quảng Nam) nói chung và người dân phường Cẩm Nam nói riêng. Vì vậy, những hành động thiết thực nhằm bảo vệ, giảm thiểu tác động tiêu cực lên di sản là việc làm thường xuyên cần được giữ gìn và nhân rộng trong cộng đồng.
Ứng xử có trách nhiệm với di sản - hành trình nhân văn của người Hội An ảnh 1
Du khách tham quan phố cổ Hội An. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Phường Cẩm Nam nằm cạnh phố cổ và sông Thu Bồn - nơi tập trung du khách tham quan với các hoạt động du lịch nên lượng rác thải khá nhiều. Do vậy, để giảm thiểu tác động lên di sản Hội An từ những việc làm nhỏ như: thu gom rác thải sinh hoạt hằng ngày bằng túi đựng thân thiện với môi trường, phân loại và xử lý rác sinh hoạt tại mỗi gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng túi ni lông... đã trở thành việc làm thường xuyên của cư dân. Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hải Yến, người cung cấp dịch vụ ăn uống và lưu trú cho du khách ở khối phố Hà Trung, phường Cẩm Nam, thành phố Hội An khi cùng nhóm bạn gồm 7 người trong khu phố mang chất thải sinh hoạt được gói kỹ trong túi đến nơi thu gom tập trung.

Được xem như là nhà “Hội An học”, ông Võ Phùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố Hội An nhìn nhận, các thế hệ tiền nhân đã để lại cho Hội An di sản quý giá. Điều này khiến nơi đây trở thành “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”; là nguồn tài nguyên, sinh kế bền vững của cộng đồng. Do đó, để bảo vệ sinh kế của người dân, chính quyền, cộng đồng cư dân, cộng đồng doanh nghiệp du lịch đang triển khai chuỗi hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần trên nhiều lĩnh vực, nhằm xây dựng Hội An trở thành thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của các cấp, ngành, đặc biệt là của cộng đồng cư dân và du khách.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Thế Hùng cho biết, thành phố hiện có 1.439 di tích được xếp hạng. Phần lớn những di tích này đan xen trong khu dân cư và trở thành những địa điểm thường xuyên thu hút khách tham quan với mật độ cao. Du lịch đã, đang và sẽ tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Mục tiêu năm 2025, thành phố Hội An sẽ đón trên 5 triệu lượt khách. Vì vậy, áp lực về vệ sinh môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực lên di sản chắc chắn sẽ tăng lên.

Để xử lý rác thải, những năm trước đây, mỗi tháng, người dân Hội An phải nộp 30 nghìn đồng cho dịch vụ thu gom, vận chuyển và đưa đi xử lý. Tuy vậy, việc xử ý vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều bất cập. Từ năm 2023 đến nay, thành phố Hội An thí điểm thu phí bảo vệ môi trường thông qua thu gom rác thải tại từng gia đình ở phường Cẩm Nam bằng túi; mỗi túi có thể tích 5, 10, 15, 20 lít tùy theo nhu cầu của từng hộ.

Mặt khác, mô hình xử lý tại chỗ chất thải hữu cơ thành phân bón cho cây xanh, mô hình nói không với túi ni lông được áp dụng thành công ở Cù Lao Chàm sẽ được áp dụng rộng rãi trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

“Điều dễ nhận thấy là với cách thu gom rác thải bằng túi đựng thân thiện, có định lượng cụ thể, lượng rác thải được phân loại tại chỗ, được thu gom triệt để hơn, dễ xử lý hơn, được người dân tích cực hưởng ứng. Mô hình ứng xử có trách nhiệm với di sản này sẽ được thành phố nhân rộng trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Thế Hùng tự tin cho biết.

Ứng xử có trách nhiệm với di sản - hành trình nhân văn của người Hội An ảnh 2
Du khách quốc tế tham quan Chùa Cầu. Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN

Trước đó, Quảng Nam đã ban hành Bộ Tiêu chí du lịch xanh trong một số loại hình hoạt động du lịch trên địa bàn. Theo đó, để làm du lịch xanh, các bên có liên quan đến du lịch, bao gồm cả nhà nước và tư nhân đều có chương trình hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên.

Ông Nguyễn Thế Do, Chủ tịch Hội đồng quản trị Silk Sense Hoi An River Resort (Khu nghỉ dưỡng được công nhận là "khách sạn không rác thải nhựa" đầu tiên của Việt Nam vào năm 2023 và chứng nhận khách sạn bền vững của Tổ chức quốc tế về Du lịch Bền vững Travelife vào năm 2024) chia sẻ, người Hội An dựa vào di sản để làm du lịch, sống nhờ du lịch. Đơn vị đang thực hiện việc thu gom toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày trong khu du lịch để tái chế thành phân hữu cơ phục vụ việc chăm bón cho cây xanh. Di sản Hội An, đô thị cổ Hội An chắc chắn sẽ kém phần duyên dáng, cổ kính nếu thiếu cây xanh và môi trường bị ô nhiễm.

Hội An làm nên thương hiệu du lịch bắt nguồn từ giá trị văn hóa lịch sử của hàng nghìn di tích kiến trúc. Nếu như môi trường các điểm đến không được xử lý tốt, ứng xử của cộng đồng thiếu trách nhiệm với di sản sẽ đồng nghĩa với việc họ tự đánh mất sinh kế, cộng đồng du lịch tự đánh mất tài nguyên của mình...

Cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước." Ảnh: CTV/Vietnam+
Ra mắt cuốn sách của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước" với hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010, góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập.
Thí sinh tham dự kỳ thi vào trường chuyên ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trường THPT chuyên đổi mới phương thức tuyển sinh 2025
(Ngày Nay) - Một số trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội vừa công bố phương thức tuyển sinh 2025. Trong đó, Trường THPT Khoa học Tự nhiên bỏ phương thức xét tuyển thẳng, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm đổi mới cách tính điểm xét tuyển.
Người dân và du khách tham gia chào cờ ở khu vực mốc 291/2, xã Cao Mã Pờ (Hà Giang).
Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, giảm nhu cầu học thêm
(Ngày Nay) - Sau một tháng triển khai, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của cả người dạy, người học, phụ huynh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm.