Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn - 25 năm bảo tồn và phát huy

(Ngày Nay) - Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân mà còn góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Khu đền tháp Mỹ Sơn - trung tâm tôn giáo quan trọng của vương quốc Champa với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
Khu đền tháp Mỹ Sơn - trung tâm tôn giáo quan trọng của vương quốc Champa với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Văn hóa là cốt lõi, linh hồn, cốt cách và là niềm tự hào của dân tộc. Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân mà còn góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) là vùng đất lành, nơi sản sinh các bậc tài danh và cũng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Vùng đất bờ Nam sông Thu Bồn hội tụ và giao thoa nhiều giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử và tâm linh, đến từ các nền văn minh cổ đại như: Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt ... với chiều sâu văn hóa, đậm chất di sản, cùng với sự kết nối, hội nhập khu vực và toàn cầu. Điển hình là Khu đền tháp Mỹ Sơn - trung tâm tôn giáo quan trọng của Vương quốc Champa, với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo và nổi bật...

Cách đây 25 năm, ngày 4/12/1999, Khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Di sản Văn hóa Thế giới.

Đây là sự khẳng định cho những giá trị đỉnh cao về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của nền văn minh Champa đã từng phát triển rực rỡ. Đồng thời, là niềm tự hào lớn lao với nhân dân cả nước nói chung, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam, huyện Duy Xuyên nói riêng.

Trong 25 năm qua, kể từ khi Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Thế giới, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ cả về tài chính, nhân lực và công nghệ của các tổ chức quốc tế và các nước như Nhật Bản, Italia, Ấn Độ, Ba Lan… tỉnh Quảng Nam, chính quyền huyện Duy Xuyên, cộng đồng nhân dân, đã có nhiều đóng góp tích cực, chung tay gìn giữ và bảo tồn di sản vô giá này cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Trong đó, bảo tồn và phát huy đúng hướng là cách bảo tồn tối ưu nhất, hiệu quả nhất sao cho di tích được giữ nguyên giá trị gốc, đảm bảo tính xác thực trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn theo Công ước, Hiến chương Liên hợp quốc và luật Di sản văn hóa Việt Nam.

Nhiều chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển được vạch ra; các nghiên cứu khoa học, trùng tu, khảo cổ được tiến hành đồng bộ. Trong đó, lấy công tác hợp tác quốc tế làm trọng tâm, với nhiều chương trình, dự án quốc tế. Những nỗ lực trong suốt thời gian qua đã mang lại kết quả hết sức quan trọng, có ý nghĩa nổi bật trong việc trùng tu di tích Chăm ở miền Trung, trở thành hình mẫu trùng tu trong cả nước.

Những dự án quan trọng, đánh dấu những bước tiến trong công tác bảo tồn, trùng tu có thể kể đến như: Dự án trùng tu tôn tạo, hợp tác ba bên UNESCO-Việt Nam-Italia về “Thuyết trình và đào tạo các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn nhóm tháp G Mỹ Sơn”; dự án khai quật khảo cổ suối Khe Thẻ; dự án trùng tu tháp E7; và hiện nay là dự án bảo tồn, trùng tu các nhóm tháp K, H, A thuộc dự án Ấn Độ, được thực hiện từ năm 2016 - 2022.

Không những vậy, các giá trị truyền thống về văn hóa phi vật thể, văn hóa truyền thống dân gian Chăm cũng được quan tâm, gìn giữ, vừa phục vụ du khách tham quan Khu đền tháp Mỹ Sơn, đóng góp vào việc lan tỏa các giá trị văn hóa tinh thần của địa phương thông qua các sự kiện như lễ hội, sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn cảnh quan di sản cũng được chú trọng. Nhiều héc-ta rừng nguyên sinh được tái tạo phục hồi, hệ động thực vật được tập hợp nghiên cứu bảo tồn hiệu quả, gìn giữ trọn vẹn được 1.158 ha rừng tự nhiên, lưu giữ màu xanh Mỹ Sơn, không gian văn hóa Khu di sản ngày một xanh hơn, đẹp hơn.

Đặc biệt, trên lĩnh vực quản lý di sản, Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản thế giới, làm cơ sở để thực hiện cam kết với UNESCO trong việc bảo vệ tốt nhất giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.

Trên lĩnh vực du lịch, huyện Duy Xuyên đã ban hành nhiều chương trình, đề án thúc đẩy phát triển phù hợp với đặc điểm văn hóa, lịch sử vùng. Trong đó, đặc biệt chọn Khu đền tháp Mỹ Sơn là trung tâm thúc đẩy du lịch trên địa bàn huyện.

Từ hướng đi đúng, sự ưu tiên dành cho Mỹ Sơn ngày càng được quan tâm nhiều hơn, các nguồn lực được ưu đãi, giá trị đầu tư dần trải đều trên các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, vật lực.

Công tác xây dựng và gìn giữ thương hiệu di sản nhằm phát triển du lịch bền vững được tập trung thực hiện. Công tác đầu tư quảng bá di sản được cải tiến phù hợp hơn với xu hướng thời đại. Nguồn nhân lực được hoàn thiện về chất và lượng. Hoạt động du lịch ngày một hiện đại và thân thiện với môi trường. Không gian lan tỏa du lịch ngày càng từng bước mở rộng, ý thức của người dân về du lịch và làm kinh tế du lịch được nâng lên.

Vấn đề cộng đồng cùng hưởng lợi được quan tâm cùng chia sẻ quyền lợi, thụ hưởng trách nhiệm. Thực tiễn trong quá trình quản lý di sản, sự tham gia của cộng đồng đã mang lại những kết quả to lớn, nhưng điều đó chỉ có thể có được khi chúng ta có cách tiếp cận đúng đắn trong việc quản lý di sản dựa vào cộng đồng, làm cho cộng đồng hiểu biết, yêu quý di sản và hưởng lợi từ di sản. Không có hàng rào bảo vệ di sản vững chắc nào bằng hàng rào bảo vệ được xây dựng nên bằng tình yêu và ý thức trách nhiệm của cộng đồng.

Sau 25 năm nỗ lực không ngừng, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn gắn với cộng đồng, đã có được những thành công vượt bậc, Mỹ Sơn phát triển theo hướng tích cực, bền vững. Từ công tác giáo dục, tuyên truyền về Di sản, đến công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; từ những chính sách như đưa giáo dục di sản vào trong trường học, đẩy mạnh phổ biến các văn bản luật trong cộng đồng dân cư, đến các chính sách tạo sinh kế trong di dời cộng đồng ra khỏi vùng lõi di sản... Hay công tác quan tâm đào tạo, dạy nghề trùng tu, để người dân địa phương tham gia trực tiếp vào các dư án trùng tu di tích, mang lại lợi ích nhiều mặt, để toàn xã hội cùng chung tay bảo tồn bền vững giá trị độc đáo của những công trình kiến trúc cổ kính ngàn năm này.

Từ công tác bảo tồn hiệu quả và phát huy tích cực, lượng khách đến tham quan hằng năm đều tăng cao, năm sau cao hơn năm trước, tăng trung bình trên 10%. Riêng năm 2024, du lịch đã phục hồi mạnh mẽ sau thời gian bị đại dịch, tăng trưởng trên 21% so với năm trước. Doanh thu từ hoạt động du lịch dịch vụ đạt trên 70 tỷ đồng.

Từ một vùng đất hoang vắng, một di tích bị bỏ quên trong suốt thời gian dài đổ nát của những bom đạn chiến tranh tàn phá, Mỹ Sơn đã bừng tỉnh, trở thành điểm sáng của công tác trùng tu, tôn tạo và thu hút khách du lịch. Giá trị Mỹ Sơn ngày một quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của huyện. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng có sức cạnh tranh, mà còn là niềm tự hào, là sức mạnh mềm ảnh hưởng văn hóa đến bên ngoài.

Có được thành tích trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của tập thể, cá nhân qua từng thế hệ, người dân cùng đóng góp cho công tác bảo tồn di sản bền vững; cũng như sự quan tâm của các cấp ngành từ trung ương đến địa phương. Cùng với đó, là sự quan tâm, giúp đỡ đầy hiệu quả của các tổ chức quốc tế, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, của bạn bè trong nước và quốc tế đã dành cho Mỹ Sơn. Họ đã có những cống hiến to lớn, bền bỉ và cả những hy sinh vì sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Việt Nam. Là người dân địa phương đã hy sinh những lợi ích đóng góp vào sự phát triển của di sản. Những con người ấy là một phần của lịch sử bảo tồn di sản này.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn vẫn luôn tiếp diễn. Vai trò và sứ mệnh về phát triển bền vững di sản Mỹ Sơn đặt ra cho thế hệ ngày hôm nay phải luôn nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa tuyền thống quý báu của cha ông để lại.

Cùng với những kết quả đạt được, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn đang đặt ra nhiệm vụ cần thực hiện trước mắt, và lâu dài. Đó là tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tập trung làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc trùng tu, tôn tạo… tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước về nguồn lực, đặc biệt là về vốn, giải pháp kỹ thuật, huy động nguồn lực của các tổ chức, cộng đồng cư dân địa phương cho việc bảo tồn.

Trong 25 năm phát triển, Mỹ Sơn vẫn còn đó những phế tích bị vùi lấp bởi bom đạn và thời gian, còn nhiều phế tích cần được bảo tồn, vậy nên cần hơn nữa sự đóng góp của quốc tế, của các cấp từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng di sản, để cùng chung sức vào sự nghiệp bảo tồn và phát triển bền vững di sản ngày một bền vững, như cố kiến trúc sư người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (còn được biết tới tại Việt Nam với tên gọi thân mật kiến trúc sư Kazik)đã khẳng định: Mỹ Sơn là “Bảo tàng kiến trúc nghệ thuật vô giá của nhân loại”.

Đồng thời, đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch, giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản với việc nâng cao đời sống nhân dân, nhất là người dân sinh sống trong vùng di sản. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, gắn với phát triển du lịch, nhất là đội ngũ làm công tác trùng tu di tích, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, về nghiệp vụ trùng tu, bảo tồn, về văn hóa du lịch, nghiệp vụ du lịch. Tích cực nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu để sớm làm chủ công nghệ trùng tu, tôn tạo; áp dụng các công nghệ mới, ứng dụng công nghệ số đối với việc quản lý, tu bổ, tôn tạo di sản, có hiệu quả trong bảo tồn di tích.

Bên cạnh đó, tạo sự hài hoà giữa bảo tồn di tích và phát triển du lịch, xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động du lịch, hướng tới những mô hình tăng trưởng bao trùm trong việc phát triển du lịch gắn với giá trị di sản; phát triển các hình thức du lịch cộng đồng, kết nối với các di tích khác trên địa bàn huyện cũng như của tỉnh… từng bước khai thác các giá trị cảnh quan không gian di sản, giá trị rừng đặc dụng còn hoang sơ và đầy tiềm năng.

Mỗi một ngôi tháp lại ẩn trong mình những giá trị tiêu biểu riêng như dấu ấn kỹ thuật, hình khối kiến trúc, phong cách mỹ thuật, điêu khắc. Sau 25 năm Khu Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn kỳ vỹ và trầm mặc đi cùng năm tháng, chúng ta hy vọng công cuộc bảo tồn và phát huy bền vững di sản bên bờ nam sông Thu Bồn hiền hòa và tươi đẹp này sẽ tiếp tục gặp hái những kết quả và thành công mới.

Bình luận
Phóng sự ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Phóng sự ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.