Ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội

[Ngày Nay] - Mạng xã hội mang lại cơ hội cho các toà soạn báo trong việc tiếp cận thêm nhiều công chúng hơn bao giờ hết. Càng ngày, càng nhiều người tiếp cận tin tức thông qua các fanpage của toà soạn hoăc theo dõi các nhà báo trên các mạng xã hội. Mặc dù tiêu chí khách quan vẫn còn sống và tốt trong các sách giáo khoa, nhưng một số tiêu chuẩn và thực hành báo chí dường như đang di chuyển cùng sự hiện diện vai trò của nhà báo trên mạng xã hội.
Ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội

Nhà báo Mỹ Nicholas Kristof  làm việc tại tờ The New York Times hơn 25 năm, và từng đạt giải thưởng Pulitzer báo chí. Ông có hơn 1 triệu người theo dõi trên Twitter và khoảng 200.000 người theo dõi trên Facebook. Ông, nhà báo có nhiều người theo dõi nhất trong số các nhà báo in đã trở thành hình mẫu về việc nhà báo tương tác và hiện diện trên mạng xã hội.

Những người như Nicholas Kristof luôn lắm rõ được nguyên tắc và ranh giới của người làm báo trên nền tảng số. Ông là hình mẫu lý tưởng và khó đạt được khi có được cả danh tiếng trong nghề báo và sự nổi tiếng với tài khoản cá nhân trên mạng xã hội.

1.Thực tế báo chí đang trải qua những thay  đổi đáng kể liên quan đến biến đổi xã hội, văn hoá, kinh tế và công nghệ. Các toà soạn báo phải đối mặt với những thách thức do công nghệ truyền thông mới đưa ra. Công nghệ web đã mang lại cho công chúng khả năng tương tác và tiếp cận thông tin với chi phí bằng không.  Một số tờ báo cố gắng cạnh tranh về nội dung với mạng xã hội, một số lại hoàn toàn nắm bắt cơ hội về nền tảng mới. Buzz Feed hoặc LADbible, chẳng hạn, là các tổ chức tin tức mới được xây dựng chỉ dành cho mạng xã hội. Họ hiểu cách nền tảng số lan truyền tin tức và định dạng tốt nhất là gì.

Đối với các nhà báo, mạng xã hội đã trở thành công cụ mạnh mẽ để nắm bắt luồng thông tin, đánh giá dư luận và phổ biến tin tức, đặc biệt là trong các thời điểm nóng.Thậm chí nhiều nhà báo ngày càng tích cực tham gia mạng xã hội để quảng bá tin bài của họ và xây dựng thương hiệu cá nhân. Một số cơ quan truyền thông khuyến khích các nhà báo tham gia vào mạng xã hội để mở rộng độc giả, nâng cao nhận thức về thương hiệu báo chí và tăng lưu lượng truy cập và tương tác với trang web của tờ báo.

Trong việc thích ứng với các phương tiện truyền thông số, nhiều nhà báo và các tờ báo tận dụng đa nền tảng để tiếp cận tối đa với công chúng của mình. Từ năm 2017, nhiều toà soạn tận dụng tính năng live (trực tiếp) của mạng xã hội như Facebook. Tuy nhiên việc sử dụng tính năng như livestream của Facebook đang thay đổi mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng vì tính năng này không cho phép chỉnh sửa. Nếu một nhà báo sử dụng Facebook livestream cung cấp thông tin cho khán giả, thì các hình ảnh gây sốc về đánh bom của Syria có thể làm tổn thương người xem, mà đáng lẽ phải được biên tập. Điều đó cho thấy mạng xã hội và các nền tảng số tiếp nhận vai trò của các toà soạn báo và giờ đây tin tức được lọc qua các thuật toán của nhà cung cấp dịch vụ. Những thuật toán này không thể đoán trước và không nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan báo chí.

Nhìn chung, từ khi có mạng xã hội, việc khai thác tin tức của nhà báo cũng có nhiều thuận lợi hơn, khi nắm được diễn biến xã hội nhanh hơn. Trong Nghiên cứu Báo chí Xã hội Toàn cầu năm 2017, 75% các nhà báo mô tả phương tiện truyền thông xã hội là “hoàn toàn” hoặc “ở mức độ lớn” cần thiết để quảng bá và phân phối nội dung tin bài.

2. Vai trò và mức độ hiện diện của nhà báo là điều cần thiết từ quy trình tìm kiếm khai thác nguồn tin, kiểm chứng nguồn tin cho tới việc tương tác và quảng bá tin tức. Tuy nhiên việc định danh là nhà báo khi tham gia mạng xã hội là cần thiết.

Trong báo cáo của Cision năm 2012, hơn nửa các nhà báo được hỏi ở Canada, Anh và Mĩ có hơn 500 người theo dõi trên tài khoản mạng xã hội.

Hãng thông tấn AFP (Pháp) khuyến khích các nhà báo AFP mở tài khoản với các trang mạng xã hội phổ biến như Twitter và Facebook để cập nhật và liên hệ nguồn tin. Tuy nhiên các nhà báo phải thực hiện theo các quy tắc của AFP về việc sử dụng mạng xã hội. Quá trình và hoạt động tham gia mạng xã hội của nhà báo được cập nhật thường xuyên để bám sát các xu hướng phát triển trên Internet.

Nhìn chung các nhà báo khi tham gia mạng xã hội phải bảo vệ độ tin cậy công việc của cơ quan và bảo vệ chất lượng báo chí của toà soạn. Các nhà báo tham gia vào các mạng xã hội cần phải nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ hình ảnh và nguyên tắc của toà soạn. Tất cả thông tin được đăng trực tuyến - cho dù trên Twitter, Facebook hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác - đều có tác động tới công chúng và ảnh hưởng tới thương hiệu báo chí cho dù đó là nội dung được đăng tải từ tài khoản cá nhân của nhà báo.

Nhiều cơ quan báo chí và các hãng thông tấn có uy tín quy định rõ khi tham gia mạng xã hội phục vụ cho mục đích chuyên môn thì họ phải xác định rõ là các nhà báo của cơ quan báo chí nào trên tài khoản cá nhân phần định danh. Nhiều cơ quan báo chí còn yêu cầu các nhà báo phải thông báo cho toà soạn địa chỉ tài khoản cá nhân của mình trên mạng xã hội. Và trong trường hợp phóng viên muốn tách biệt công việc và nhu cầu cá nhân trên mạng xã hội thì có thể lập 2 tài khoản riêng biệt. Trên mạng xã hội, nhà báo không nên đăng tải những thông tin nội bộ của toà soạn hoặc nhưng sự việc đang trong quá trình xác minh độ chính xác của toà soạn.

Tôi khá thú vị với 2 nguyên tắc trong số các nguyên tắc ứng xử mà AFP quy định cho phóng viên của mình:

Tránh tất cả các bình luận thô tục hoặc công khai. Không phản ứng khi sự kiện đang nóng; dành thời gian để viết một bài tin được đánh giá cao thì tốt hơn.

Trước khi Tweeting hoặc đăng nhận xét, hãy nhớ rằng các từ đăng tải sẽ thuộc phạm vi công cộng và sẽ được lưu trữ và tham chiếu bởi các công cụ tìm kiếm.

3. Nghiên cứu Báo chí Xã hội Toàn cầu của Cision 2017 cung cấp một số hiểu biết về nhận thức và hành vi sử dụng mạng xã hội của các nhà báo. Hóa ra, có rất nhiều cách mà các nhà báo sử dụngmạng xã hội liên quan đến công việc của họ, từ cách họ cảm nhận nền tảng đến độ sử dụng mạng xã hội trong công việc của họ.

Nghiên cứu Báo chí Xã hội Toàn cầu chia những hành vi này thành 6 nhóm trên mạng xã hội:

Architects (9%) (tạm dịch: Nhóm kiến tạo)

Họ cảm thấy họ không thể làm việc mà không có mạng xã hội, và thường tạo ra rất nhiều nội dung kỹ thuật số. 

Điều duy nhất về nhóm này là mức độ họ sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm nguồn tin và tương tác với khán giả của họ.

Một nhà báo “kiến tạo” sẽ dành ít hơn năm giờ mỗi ngày trên mạng xã hội và một phần ba nhóm này dành hơn tám giờ mỗi ngày sử dụng mạng xã hội. 

Promoters (12%) (tạm dịch: Nhóm Quảng bá)

Những nhà báo này cũng rất ủng hộ xã hội nhưng nhận thức được lợi ích của xã hội một chút khác biệt. Họ coi mạng xã hội như một phương tiện để quảng bá nội dung và tương tác với khán giả của họ.

Hunters (19%) (tạm dịch: Nhóm Thợ săn)

Nhóm này với đặc trưng theo dõi mạng xã hội hơn là tìm kiếm nguồn tin hay quảng bá tin tức. Nhóm này cũng giống như nhóm kiến tạo và quảng bá đều nhìn thấy lợi ích trong việc tương tác với công chúng trên Facebook hay Twitter. Tuy nhiên họ dành ít thời gian trên mạng xã hội so với hai nhóm nêu trên.

Messengers (6%) (Tạm dịch: Nhóm Sứ giả)

“Messengers” là nhóm đứng thứ hai về khả năng giao tiếp với các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp và Facebook Messenger (bên cạnh “Kiến tạo”). Hơn 80% các nhà báo thuộc nhóm này sử dụng mạng xã hội hàng ngày, với một phần ba sử dụng mạng xã hội 3-4 giờ mỗi ngày. Họ cảm nhận được mạng xã hội tăng năng suất của họ. 75% thuộc nhóm này hoài nghi về các chuyên gia PR, nhưng nhìn chung xem PR là một nguồn thông tin quan trọng.

Observers (39%) (Tạm dịch: Nhóm Quan sát viên)

Đây là nhóm chiếm phần đông các nhà báo. Họ chỉ dành một số giờ nhất định trong tháng cho mạng xã hội, dù rất nhiều người trả lời dành ít hơn 2 tiếng một ngày trên mạng xã hội.  Nhóm này có mục đích sử dụng mạng xã hội không nhất quán. Họ cũng quảng bá nội dung tin bài của mình trên mạng xã hội, nhưng cũng than thở các tác động của mạng xã hội đối với báo chính thống. Nhóm này rất hoài nghi về các chuyên gia PR và ủng hộ các chuyên gia về vấn đề, ngành và các nguồn chuyên nghiệp khác cho nội dung của họ.  Một điều thú vị về nhóm này là các nhà báo rơi vào nhóm này đã tăng hơn 100% kể từ năm 2014 và gần 400% kể từ năm 2012.

Skeptics (15%)(tạm dịch: Nhóm Hoài nghi)

Họ khá ngược với nhóm Kiến tạo. Nhóm này lo ngại về luật  bản quyền vì nó liên quan tới mạng xã hội. Họ sử dụng email một cách đơn thuần và sử dụng email là phương tiện liên lạc chủ yếu.

4. Những hành vi sử dụng trên mạng xã hội có thể định dạng một nhà báo thân hiện hoặc có thể bị coi là vi phạm tính trung lập, độc lập mà báo chí truyền thống quy định. Ranh giới này rất mỏng. Bất kỳ nhà báo nào sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đều có thể đối mặt với “những thách thức đối với các tiêu chuẩn chuyên nghiệp của một người gác cổng thông tin phi đảng phái”. Chính vì vậy mà biên tập viên của New York Times Margaret Sullivan từng gọi mạng xã hội là con dao hai lưỡi.

Không phải nhà báo nào cũng phân định được vai trò của mình là một nhà báo hay 1 blogger, nhiều người nhầm giữa 2 vai này. Như đã nói ở trên, ở một số nước hay các hãng thông tấn quốc tế quy định rõ giữa việc nhà báo phát ngôn trên tài khoản riêng của mình, và việc mình đang đại diện cho 1 cơ quan báo chí.

Nhà báo Nicholas Kristof vẫn luôn giữ được đó chính là tiếng nói chính thống của một nhà báo, tôn trọng sự thật và thư kí của thời đại dù trên nền tảng truyền thông nào.

Tôi vẫn tin ông là người vô cùng hiếm trong giới báo chí có thể làm được điều đó trong thời đại chúng ta rất khó phân định được vai trò nhà báo, người viết Facebook nhiều người theo dõi và người được giao nhiệm vụ giât tít câu view cho cơ quan báo chí của mình.

Đối với các nhà báo, mạng xã hội đã trở thành công cụ mạnh mẽ để nắm bắt luồng thông tin, đánh giá dư luận và phổ biến tin tức, đặc biệt là trong các thời điểm nóng.Thậm chí nhiều nhà báo ngày càng tích cực tham gia mạng xã hội để quảng bá tin bài của họ và xây dựng thương hiệu cá nhân. Một số tổ chức tin tức khuyến khích các nhà báo tham gia vào mạng xã hội để mở rộng độc giả, nâng cao nhận thức về thương hiệu báo chí và tăng lưu lượng truy cập và tương tác với trang web của tờ báo.

*Tác giả học TS Truyền thông ở Anh và là người nghiên cứu truyền thông xã hội.

Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.