Đô thị hóa nhanh chóng gia tăng trên toàn cầu; năm 2030 thế giới dự kiến sẽ có 41 thành phố lớn với dân số hơn 10 triệu người. Tại các thành phố lớn và nhỏ, di cư tăng đồng nghĩa với sự đa dạng văn hóa gia tăng, khía cạnh cần được khai thác như là một nguồn bền vững của sự sáng tạo, đổi mới và phát triển toàn diện. "Thành phố của tương lai phải lấy con người làm trung tâm đồng thời với việc xây dựng môi trường sống để con người hòa mình vào thiên nhiên, có sự liên kết nông thôn-thành thị. Điều này sự đòi hỏi sáng tạo và hoạch định chính sách thích hợp, với văn hóa là cốt lõi của quy hoạch và tái tạo đô thị, để đảm bảo tính bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân" - ông Francesco Bandarin, Trợ lý Tổng giám đốc Văn hóa của UNESCO cho biết.
Tiếp theo hoạt động Hội nghị Habitat III và triển khai “Văn hóa: Đô thị tương lai", UNESCO nhóm họp các chuyên gia, tổ chức quốc tế và các tổ chức học thuật từ khắp nơi trên thế giới để phát triển một lộ trình cho việc thực hiện hiệu quả Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030 thông qua văn hóa trong bối cảnh đô thị hóa gia tăng. Trọng tâm của báo cáo bao gồm các biện pháp nhằm tích hợp văn hóa để chống lại bạo lực đô thị, và đảm bảo đầu tư để nâng cao văn hóa, di sản văn hóa và sáng tạo trong quy hoạch đô thị. Mạng lưới đô thị của UNESCO về văn hóa sẽ góp phần thực hiện các khuyến nghị và thúc đẩy việc bảo vệ, bảo tồn và quản lý di sản, cũng như các ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa trong môi trường đô thị.
Báo cáo thực hiện như là một tham chiếu, với hơn 100 trường hợp nghiên cứu chi tiết làm thế nào để các chính sách phát triển phù hợp với Công ước của UNESCO trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, sự đa dạng của các nền văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa có thể có lợi cho thành phố bằng cách giải quyết tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội, phân biệt đối xử và bạo lực.
Các thành phố đang ở trạng thái xung đột và hậu xung đột có thể tham khảo các mô hình như Samarra (Iraq) hoặc Timbuktu (Mali) - những nơi đã chứng minh khả năng văn hóa có thể khôi phục sự gắn kết xã hội giữa cộng đồng và cải thiện sinh kế của người dân. Những thách thức quản lý du lịch phải đối mặt với các khu đô thị nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO như thành phố Rio de Janeiro (Brazil), và việc sử dụng các cảnh quan đô thị lịch sử trong quy hoạch đô thị và tái thiết như thành phố Rawalpindi (Pakistan), cũng được ghi nhận trong báo cáo nhằm cung cấp các mô hình cụ thể cho các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược gia về đô thị.