Vovinam – Việt Võ Đạo được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, “Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian Vovinam – Việt Võ Đạo Thành phố Hồ Chí Minh” chính thức được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quyết định cũng giao Chủ tịch UBND các cấp, nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian Vovinam – Việt Võ Đạo Thành phố Hồ Chí Minh”, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trước đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Liên đoàn Vovinam Thành phố hoàn thiện lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Việt Võ Đạo. Việt Võ Đạo là môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938 tại Hà Nội. Sau này, môn võ này được gọi là Vovinam gồm 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật) và Võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo).

Đến năm 1960, cố võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Trưởng môn, tiếp tục sự nghiệp quảng bá, phát triển Vovinam. Ông cùng các võ sư tìm tòi, nghiên cứu để hệ thống lý thuyết, kỹ thuật và võ đạo ngày càng được hoàn thiện, qua đó xây dựng nền móng vững chắc cho môn võ của Việt Nam.

Hội đồng võ sư Trưởng quản môn phái Vovinam ra đời năm 2010 đánh dấu chặng đường mới của võ Việt. Cố võ sư Chánh Trưởng quản Nguyễn Văn Chiếu cùng các võ sư đưa Vovinam lan tỏa mạnh mẽ đến bạn bè quốc tế khắp thế giới. Với hệ thống kỹ thuật mang tính dân tộc, khoa học, thực dụng, sáng tạo cùng với triết lý nhân sinh thượng võ, Vovinam - Việt Võ Đạo đã góp phần giới thiệu đất nước và con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Việc thành lập Liên đoàn Vovinam thế giới năm 2008 tạo bước ngoặt cho sự phát triển phong trào Vovinam toàn cầu, khi Liên đoàn Vovinam các châu lục được thành lập ở châu Á, châu Âu, châu Phi… Từ đó, hệ thống thi đấu quốc tế như giải vô địch các châu lục, vô địch thế giới diễn ra thường xuyên và ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng. Đến nay, Vovinam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, thu hơn 2,5 triệu võ sinh tham gia luyện tập.

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam chia sẻ, việc Vovinam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả của bao thế hệ trong quá trình 85 năm hình thành và phát triển môn phái. Đây là bước đi cần thiết để tiến tới đưa Vovinam thành Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Tại Việt Nam, Liên đoàn sẽ phát triển Vovinam ở khắp 63 tỉnh, thành phố và đẩy mạnh phong trào Vovinam trong học đường cũng như nâng cao số lượng và chất lượng võ sinh. Một mục tiêu khác được Liên đoàn quyết tâm thực hiện là xây Học viện Vovinam, dự kiến đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, hứa hẹn là nơi đào tạo Vovinam không chỉ cho Việt Nam mà cả các nước trên thế giới.

Dự kiến từ ngày 22 - 30/11 tới, Giải vô địch Vovinam thế giới lần VII năm 2023 sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện, Giải đã có hơn 650 vận động viên, huấn luyện viên, lãnh đội và lực lượng trọng tài đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham dự.

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
(Ngày Nay) - Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.