Xót xa di tích Quốc gia 400 tuổi có nguy cơ thành phế tích

Tọa lạc tại thôn Phú Hào, xã Thọ Phú (Triệu Sơn) trên khoảnh đất gần 10 ha, cụm di tích lăng mộ và bia Thái Tể Lê Thì Hiến – danh tướng thời vua Lê Thần Tông đang bị bào mòn bởi thời gian và sự khắc nghiệt của thiên nhiên. 
Khung cảnh hiệ tại của khu di tích.
Khung cảnh hiệ tại của khu di tích.

Xứ Thanh vốn được mệnh danh là vùng đất “ địa linh nhân kiệt”, “vùng đất đế vương”, nơi đây luôn sản sinh nhiều bậc anh hùng, tuấn kiệt, làm rạng danh non sơn, gấm vóc. Danh tướng Lê Thì Hiến, thời vua Lê Thần Tông cũng là một trong số bậc hào kiệt đó.

Ông sinh năm Canh Tuất (1610) đời vua Lê Kính Tông, họ Lê, húy Thì Hiến, tự Phúc Khiêm, người làng Phú Hào, huyện Lôi Dương ( nay là xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa). 

Theo “Văn tài võ lược xứ Thanh”, từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, trác tuyệt, học thông kinh sử, lớn lên làu làu binh thư thao thược, văn võ toàn tài, được sử dìu dắt của người anh trai làm Đô đốc đồng tri Đinh Quận công, Lê Thì Hiến trưởng thành nhanh chóng.

Trong sự nghiệp binh đao, ông luôn là vị tướng có tài thao lược, đánh đông dẹp bắc đều thắng, suốt cuộc đời việc quân binh không sai sót, quân lệnh như sơn, khiến kẻ thù “ kinh hồn bạt vía”. Ông được triều nhà Lê phong tặng nhiều chức vụ quan trọng, cao quý: Đô đốc Đồng Tri, tước Hào Quận Công, Hữu Đô đốc...

Năm Kỷ Hợi 1659, ông được phong Thiếu bảo, trấn thủ Nghệ An, Sơn Tây, Tuyên Quang. Năm Giap Dần 1674 được thăng Thái phó. Ông mất năm Ất Mão (1675), hưởng thọ 66 tuổi, được tặng Thái tể thụy là Nghiêm Trí.

Hào Quận công Lê Thì Hiến con cháu đông đúc, công trạng khắp thế gian, làm rạng rỡ đời trước, nêu gương sáng đời sau, con cháu đời đời phúc lộc dồi dào.

Xót xa di tích Quốc gia 400 tuổi có nguy cơ thành phế tích ảnh 1

Bia tưởng nhớ công trạng của võ tướng Lê Thì Hải, con nuôi Thái tể Lê Thì Hiến, thôn 2, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn.

Tưởng nhớ công lao của vị tướng quân hết lòng vì dân, vì nước, vua cho xây dựng văn bia, lăng mộ, nhân dân đời đời hương khói…

Ông Chu Kim Tưởng, cán bộ văn hóa xã Thọ Phú, cho biết quần thể di tích bia, lăng mộ Thái Tể Lê Thì Hiến rộng gần 10 ha, xung quang bao bọc bởi dòng sông nhà Lê, phía trước là cánh đồng xanh ngát, khuôn viên phủ bởi hàng cây cổ thụ lâu đời tỏ bóng mát quanh năm. Di tích được xây dựng dưới thời vua Lê Thần Tông, nhằm tưởng nhớ công trạng, khí tiết của ông.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thời gian, khu di tích gần như bị phá hủy hoàn toàn, trước đây di tích có 18 pho tượng được làm bằng đá khối, đường nét hoa văn chạm khắc tinh xảo, voi đá, ngựa đá ngồi chầu, bia đá… Nay chỉ còn một đôi voi phục, một đôi tuấn mã, hương án, văn bia, sập ngự. Bệ thờ rêu mốc, không được bảo vệ, nằm trơ trọi với thời gian.

Xung quanh di tích gạch, đá nằm ngổn ngang, tường rào, bia đá bị bào mòn, người dân tận dụng bãi đất trống để chăn bò, trong khuôn viên duy nhất còn tấm bia với đường nét hoa văn tinh xảo, ghi chép công trạng của ông gần như nguyên vẹn. Đối diện tấm bia là khu nhà sấp lễ được khởi công từ lâu nhưng đến nay vẫn còn dang dở. 

Trong cái nắng như đổ lửa, ông Tưởng dẫn chúng tôi đến thôn 2, nơi còn lưu giữ hai tấm bia đá, một tấm ghi rõ công lao hiển hách của danh tướng Lê Thì Hải (con nuôi Lê Thì Hiến, võ tướng lập nhiều chiến công ở miền biên cương phía Bắc, trong suốt ba đời vua là Lê Gia Tông, Lê Hy Tông và Lê Dụ Tông…). Ông qua đời năm Bính Thân (1716) niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12, đời vua Lê Dụ Tông, phong tặng hàm Thái phó, thụy hiệu Hùng Tuấn.

Tấm bia còn lại kể về công trạng của các vị tướng họ Lê – được liệt là một trong những tấm bia đẹp nhất, hoành tráng nhất miền Bắc.

Xót xa di tích Quốc gia 400 tuổi có nguy cơ thành phế tích ảnh 2

Ông Chu Kim Tưởng, cán bộ văn hóa xã Thọ Phú bên cạnh tấm bia được liệt vào hàng đẹp, hoành tráng nhất miền Bắc. 

Theo ông Tưởng, tấm bia này có đường kính rộng 6m, cao 1,8m, phía trên có mai che như cung đình, kết hợp nhiều họa tiết bắt mắt. Phía dưới ghi công các tướng sĩ, điều đặc biệt, những hàng chữ trên tấm bia được khắc, trạm trổ rất tỉ mỉ, công phu, thể hiện bàn tay tài hoa của nghệ nhân khi đó… Điều đáng buồn, tấm bia này hiện được một hộ dân dùng làm hàng rào chắn trước nhà.

Được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993, đến nay không ai nghĩ đây là di tích đã được xếp hạng, bởi giờ đây nó như một khu đất bỏ hoang, với lởm chởm cỏ dại, gạch đá, nằm lạc lõng trong khu đất rộng lớn.

Trao đổi với PV, ông Vũ Khắc Hiệp, Chủ tịch UBND xã Thọ Phú, cho hay: “ Biết là khu di tích đang xuống cấp trầm trọng, song do nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp, công tác tu bổ còn nhiều khó khăn, xã đã nhiều lần huy động nguồn xã hội hóa làm con đường bê tông vào khu di tích, lát gạch tại đường đi lối lại trong khuôn viên. Vừa rồi, tỉnh có đầu tư 400 triệu xây dựng nhà sắp lễ và khu quản lý di tích, nhưng do dự toán vượt lên ngưỡng 1 tỷ, trước mắt địa phương tiếp tục huy động xã hội hóa, tiết kiệm ngân sách, cố gắng hoàn thành trong thời gian sớm nhất.”

“Việc phục dựng linh vật, nhà che bia, sập... chắc khó thực hiện trong một sớm, một chiều”, ông Hiệp cho biết thêm.

Theo Kiến Thức
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.