Xúc động 'Phút hồi sinh' của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 10/3, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Phút hồi sinh” nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng trở về của các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày (1973 - 2023), 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).
Xúc động 'Phút hồi sinh' của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày

Trưng bày được thể hiện qua 3 nội dung: Mở cửa ngục tù, Ngày chiến thắng trở về và Viết tiếp bản hùng ca; qua đó, trưng bày giới thiệu hàng trăm bức ảnh, tư liệu về các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại các nhà tù của đế quốc trên cả nước, niềm vui khi được trở về và những đóng góp của các cựu tù chính trị trong thời bình. Thời khắc quan trọng đó là với kết quả của Hiệp định Paris năm 1973, hàng nghìn chiến sỹ cách mạng, đồng bào yêu nước bị địch bắt tù đày đã được trở về với cách mạng, với nhân dân trong niềm vui chiến thắng.

Sự kiện này cũng giúp mọi người thêm hiểu về phong trào của các chiến sỹ cách mạng chống lại âm mưu nham hiểm của địch khi chúng không muốn thực hiện điều khoản đã ký kết tại Hiệp định Paris năm 1973 và sự chuẩn bị mọi mặt cho ngày chiến thắng trở về của các chiến sỹ. Các cuộc trao trả tù binh, tù chính trị giữa ta và địch diễn ra nhiều đợt tại nhiều địa điểm khác nhau, trong đó hai địa điểm trao trả lớn nhất là sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) và sân bay Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sau ngày chiến thắng trở về, vượt lên nỗi đau thương tật, hoàn cảnh khó khăn, các cựu tù binh, tù chính trị vẫn vươn lên trong quá trình học tập, công tác với nỗ lực bền bỉ.

Tại lễ khai mạc trưng bày, các đại biểu và công chúng được gặp gỡ các nhân chứng lịch sử là các cựu tù binh Trại giam Phú Quốc từng được trao trả ở Thạch Hãn, Lộc Ninh năm 1973 - 1974.

Cựu binh Lê Văn Tài, Chủ tịch Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh Bắc Ninh không giấu được sự xúc động khi nhớ lại giây phút thiêng liêng ngày trở về sau hơn 7 năm bị địch bắt và giam cầm ở các nhà giam Phú Quốc, Côn Đảo, Chí Hòa. Vốn là lính đặc công, trong các nhà tù của đế quốc, ông luôn giữ vững tinh thần gian dạ, dũng cảm hoạt động cho các phong trào của các tù binh. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, địch không thực hiện theo các điều khoản đã ký kết, không trao trả tù binh nên ông cùng các đồng đội đấu tranh tuyệt thực. Bản thân ông tự lấy dao rạch bụng mình để phản đối. Trước sự quyết liệt đó, 5 ngày sau, ngày 2/3/1974, địch buộc phải trao trả ông cùng các tù binh chính trị.

Còn ông Lâm Văn Bảng, Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cũng chia sẻ, năm 1965 theo tiếng gọi của Đảng, ông tình nguyện viết đơn bằng máu xin lên đường nhập ngũ với khát khao đóng góp tuổi trẻ cho cách mạng. Năm 1973, trong một trận đánh ở Sài Gòn, ông bị thương và địch đi càn bắt được ông, giam tại Nhà giam Biên Hòa. Trong tù, ông cùng anh em thành lập Chi bộ Đảng và tiếp tục hoạt động. Sau đó ông được chuyển trại giam Phú Quốc và làm Bí thư chi bộ T6, cùng đồng đội đấu tranh chống lại địch. Sau khi được trao trả về đời thường, ông tiếp tục đóng góp cho cách mạng, cho quê hương và thành lập bảo tàng tư nhân để lưu giữ lại những ký ức của những người chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.

Không gian trưng bày chuyên đề nổi bật với tổ hợp cổng chào, tái hiện lại thời khắc lịch sử trao trả các chiến sỹ cách mạng bên bờ sông Thạch Hãn năm 1973. Hình ảnh những người tù lao mình xuống sông, ùa vào vòng tay yêu thương của đồng đội đón chào được in khổ lớn, gây ấn tượng, cảm xúc. Các đại biểu và công chúng cũng được xem hoạt cảnh “Phút hồi sinh” tái hiện những phút giây lịch sử hào hùng của thời khắc trao trả những chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại bờ sông Thạch Hãn.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.