Ai nắm đằng chuôi mạng xã hội?

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Ra đời chưa đầy hai thập kỷ, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube được coi là biểu tượng cho kỳ tích của Thung lũng Silicon, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các cộng đồng. Nhờ được trang bị những công cụ như trí thông minh nhân tạo (AI), công nghệ học máy (machine learning), mạng xã hộ đã thu hút được 3,8 tỷ người dùng, theo số liệu của trang Statista, và dần vươn tầm trở thành những quyền lực toàn cầu, chi phối tư tưởng, nắm bắt hành vi của nhân loại. Câu hỏi đặt ra là, ai sẽ là người giám sát các mạng xã hội?

Các mạng xã hội được nhắc đến ở trên đều là sản phẩm của các công ty Mỹ, do đó về lý thuyết chúng sẽ do người Mỹ giám sát. Nhưng cơ quan nào thực sự nắm quyền kiểm soát hoạt động của các mạng xã hội này, liệu đó là các cơ quan liên bang, các nhà lập pháp tiểu bang, hay quốc hội Mỹ? Sẽ rất khó để đưa ra một câu trả lời thỏa đáng, vì hiện các nhà lập pháp Mỹ tỏ ra lúng túng trong việc quản lý và giám sát mạng xã hội.

Ai nắm đằng chuôi mạng xã hội? ảnh 1

Bộ phim tài liệu “The Socieal Dilemma” có thể khiến nhiều người sau khi xem xong trở nên sợ hãi các ứng dụng mạng xã hội trong điện thoại của mình.

Vấn đề của mạng xã hội là gì?

Vào tháng 9 năm 2020, Netflix tung ra một bộ phim tài liệu gây xôn xao dư luận với tựa đề “The Social Dilemma”, bộ phim đặt ra môt câu hỏi cho người xem: liệu ta có đang bị mạng xã hội thao túng?

Được xây dựng bằng phong cách docudrama (phim tài liệu được kể song song cùng một đoạn phim có kịch bản), nhà làm phim đã mời đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin, cựu nhân viên, quản lý cấp cao của các mạng xã hội như Facebook, Twitter hay YouTube để chia sẻ những câu chuyện bên lề về cách thức các mạng xã hội được vận hành và tác động lên người dùng.

Mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi khi tạo ra thị trường độc quyền giao dịch dự đoán hành vi của con người, thông qua dữ liệu được AI thu thập”. 
GS Shoshana Zuboff, Đại học Havard

Theo Tristan Harris - từng là nhà đạo đức thiết kế của Google, vấn đề chính đó là mọi người đang quên đi sự thực đó là mạng xã hội, xuất phát từ ý tưởng gốc tích cực đó là kết nối con người, tạo ra các thay đổi mang tính hệ thống toàn cầu, mà quên đi những hậu quả mà chúng gây ra, đó là tin giả, thu thập (đánh cắp) dữ liệu và tệ nhất là thao túng hành vi con người.

Ông Harris cho rằng mạng xã hội đang đẻ ra một mô hình chủ nghĩa tư bản giám sát, giúp các nhà điều hành thu lợi từ việc theo dõi vô hạn con người dựa vào các ứng dụng trên điện thoại, cũng như nhờ các thuật toán giúp đảm bảo cho các nhà quảng cáo, các doanh nghiệp thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt.

Giáo sư Shoshana Zuboff, Đại học Havard nhận định mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi khi tạo ra thị trường độc quyền giao dịch dự đoán hành vi của con người, thông qua dữ liệu được AI thu thập.

Không chỉ dừng lại ở việc thu thập thói quen mua bán hàng hóa, mạng xã hội trong kịch bản tệ nhất có thể trở thành phương tiện để kích động hận thù, phân hóa xã hội, nơi dung dưỡng các thuyết âm mưu, các tin đồn thất thiệt gây hậu quả trực tiếp ngoài đời thực.

Để phản pháo lại, phía Facebook cho rằng thay vì cung cấp một cái nhìn sâu sắc về công nghệ, bộ phim đưa ra một cái nhìn méo mó về cách các mạng xã hội hoạt động, nhằm biến chúng trở thành vật tế thần cho các vấn nạn ngoài đời thực.

“Các nhà làm phim đã không nhắc tới quan điểm của những người hiện vẫn làm trong ngành hoặc bất kỳ chuyên gia nào có quan điểm khác với câu chuyện mà bộ phim đưa ra. Họ cũng không thừa nhận những nỗ lực mà các công ty đã thực hiện để giải quyết nhiều vấn đề mà họ nêu ra. Thay vào đó, họ dựa vào bình luận từ những người đã rời khỏi ngành trong nhiều năm.” Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận rằng “The Social Dilemma” đã không ngần ngại tấn công vào đế chế của các mạng xã hội, vốn được coi là bất khả xâm phạm và khiến nhiều người phải nhìn lại xem ai mới thực sự là công cụ trong cuộc chơi này.

Đến ông Trump cũng… bó tay

Tại nước Mỹ, nhân vật có quyền lực số một đó là Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo 74 tuổi này là người tiên phong đặt ra khái niệm “Ngoại giao Twitter”, khi sử dụng mạng xã hội này làm công cụ phát ngôn. Thế nhưng không phải lúc nào Twitter cũng là một công cụ ngoan ngoãn nằm trong túi ông Trump.

Ai nắm đằng chuôi mạng xã hội? ảnh 2

Nhãn dán cảnh báo trong các bài viết của Trump trên Twitter. Ảnh chụp màn hình.

Trong một bài đăng vào tháng 5, Tổng thống Donald Trump tố cáo Twitter xâm phạm quyền tự do ngôn luận của mình: “Twitter đang can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Họ nói rằng phát ngôn của tôi về hình thức bỏ phiếu qua thư, dẫn tới tình trạng tham nhũng và gian lận, là không chính xác. Twitter hoàn toàn bóp nghẹt tự do ngôn luận, và tôi, với tư cách là Tổng thống, sẽ không cho phép điều đó xảy ra!”.

Twitter đang can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Họ nói rằng phát ngôn của tôi về hình thức bỏ phiếu qua thư, dẫn tới tình trạng tham nhũng và gian lận, là không chính xác. Twitter hoàn toàn bóp nghẹt tự do ngôn luận, và tôi, với tư cách là Tổng thống, sẽ không cho phép điều đó xảy ra!”. 
Tổng thống Donal Trump

Cho tới khi cuộc bầu cử bước vào giai đoạn kiểm phiếu, Twitter tiếp tục gắn nhãn 4 bài đăng của ông Trump và ngăn người dùng đăng lại chúng với lý do “bài đăng gây tranh cãi và hiểu lầm”. Ba trong số các tweet được dán nhãn là các đoạn clip ghi lại buổi họp báo tại Nhà Trắng mà ông Trump tuyên bố giành chiến thắng tại nhiều bang chiến trường dù chưa có kết quả chính thức và cho rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp.

Sự việc này đã khiến ông Trump buộc phải thốt lên rằng “Twitter đã hoàn toàn mất kiểm soát”. Phải thừa nhận rằng, dù ông Trump đang là đương kim Tổng thống Mỹ, nhưng ông cũng chỉ là 1 trong số hơn 330 triệu người dùng của Twitter và do đó tài khoản của ông phải chịu sự giám sát của mạng xã hội này, chứ không phải ngược lại.

Cũng trong dòng tweet than vãn về Twitter, ông Trump đã nhắc đến Mục 230, mà theo ông là một “món quà của chính phủ” dành cho mạng xã hội. Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp năm 1996 quy định các nền tảng internet được miễn trách nhiệm đối với bài phát biểu của bên thứ ba. Do đó, cho dù một bài đăng trên nền tảng của họ có thể sai hoặc phỉ báng đến mức nào, những lượt thích và chia sẻ trên Twitter và Facebook không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Hiện cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa phần lớn đồng ý rằng Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp cần được sửa đổi.

Một đề xuất trước đó từ Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley là yêu cầu Ủy ban Thương mại Liên bang buộc các nền tảng truyền thông xã hội chứng minh rằng họ trung lập về mặt chính trị để được miễn trừ theo Mục 230.

Nếu Mục 230 bị bãi bỏ, các mạng xã hội chắc chắn mất đi “kim bài miễn tử” và buộc phải thay đổi, chí ít là xem xét lại cách thức vận hành nền tảng của mình để tránh hứng chịu các trách nhiệm pháp lý.

Làm thế nào để giám sát mạng xã hội?

Có một thực tế rằng, các mạng xã hội khi vận hành toàn cầu vẫn phải tuân thủ luật pháp của các nước sở tại, nhưng khi xảy ra vấn đề, các chính phủ chỉ có thể áp dụng một số biện pháp xử lý như đánh thuế, phạt tiền chứ không thể tác động buộc các mạng xã hội tuân thủ triệt để quy định.

Để giám sát hiệu quả mạng xã hội, các cơ quan công quyền cần “bắt thóp” nguồn thu của họ, đó là hoạt động quảng cáo nhờ thu thập dữ liệu.

Trước tiên, cần phải cấm mô hình kinh doanh phụ thuộc vào quảng cáo nhắm mục tiêu tận dụng dữ liệu lớn. Theo khuyến nghị của tổ chức Diễn đàn Chính sách Công, chính phủ nên loại bỏ hoạt động thu thập và tích trữ dữ liệu cho các mục đích không liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của các mạng xã hội.

Như công cụ tìm kiếm DuckDuckGo chứng minh, các mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo không cần dựa vào việc bán hồ sơ dữ liệu chi tiết của khách hàng. DuckDuckGo dựa vào các từ khóa thông qua các truy vấn tìm kiếm của người dùng nhưng không giống như Google, công cụ này không thu thập dữ liệu về người dùng của mình.

Thứ hai, các chính phủ phải xây dựng bộ quy tắc phù hợp với bối cảnh xã hội, luật pháp và chính trị cụ thể trong nước của họ. Tất cả phát ngôn đều phải tuân theo một số hình thức quy định, chẳng hạn như cấm ngôn từ kích động thù địch. Về việc kiểm soát các phát ngôn thù địch thì chính phủ Canada và Đức quản lý tốt hơn nhiều so với Mỹ.

Những gã khổng lồ công nghệ đang hoạt động toàn cầu có xu hướng chống lại việc tuân theo luật pháp của các quốc gia khác nhau, cho rằng các tiêu chuẩn toàn cầu là phù hợp nhất để quản lý internet, nhưng những tiêu chuẩn này thường phản ánh các quy tắc và chuẩn mực có thể mâu thuẫn với các giá trị địa phương.

Các mạng xã hội hiện đang sống trong một hệ sinh thái có rất ít thú săn mồi. Ở Mỹ, mối nguy nhất đối với họ lại là những cơ quan lập pháp tiểu bang, vốn có thể nhanh chóng ra đòn trừng phạt mà không bị phản kháng. Trong khi đó các cơ quan liên bang tỏ ra quá chậm chạp hoặc thường chọn cách thỏa hiệp. Do đó, cần phải cân nhắc việc thành lập một cơ quan hoặc ủy ban chuyên môn độc lập, có thẩm quyền theo luật định để tạo ra và thực thi các quy tắc liên quan đến việc xử lý dữ liệu người tiêu dùng của các nền tảng mạng xã hội.

Ngoài ra, cần phải có sự tham gia của khách hàng trong việc giám sát, bởi họ chính là những chủ thể tạo ra mạng xã hội. Mạng xã hội muốn tồn tại cần phải có dữ liệu của người dùng, do đó có thể coi dữ liệu là tài sản mà người dùng ở đây đóng vai trò là khách hàng và chủ động chia sẻ hoặc chuyển đổi tài sản của mình cho bất kỳ nền tảng nào mà họ muốn, miễn là quyền lợi của họ được đảm bảo và không bị xâm hại.

Nếu không sớm tạo ra luật lệ, các ông lớn công nghệ sẽ tiếp tục hoạt động trong tình trạng chịu sự quản lý lấp lửng và thoải mái lựa chọn tuân thủ hoặc chống lại quy tắc nào mà họ muốn. Mạng xã hội sinh ra với ý tưởng gốc hết sức tốt đẹp, chính chúng  ta mới là người có lỗi khi cố tình lờ đi những khuyết điểm của chúng và để cho một vài cá nhân lợi dụng công nghệ để kiếm lời, giờ là lúc chúng ta - những người dùng, khẳng định ai mới thực sự là người làm chủ cuộc chơi.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.