Ám ảnh sinh con trai tại miền Bắc Ấn Độ

[Ngày Nay] - Viên thuốc lựa chọn giới tính là một loại thuốc dân tộc chưa được thử nghiệm được cho là giúp phụ nữ mang thai sinh được con trai. Học vấn thấp và mê tín dị đoạn khiến họ không nhận thức được rằng giới tính của thai nhi không thể thay đổi. Các bà mẹ tương lai cũng không biết rằng viên thuốc này chứa nhiều độc tố, có thể khiến thai nhi dị dạng hoặc chết lưu.
Ám ảnh sinh con trai tại miền Bắc Ấn Độ

Thần dược hay độc dược?

Một buổi sáng mùa đông tháng 12 năm 2013, Anjali Devi thức dậy lúc mới 3h sáng để uống thuốc goli - một loại thuốc làm từ thảo dược và một số nguyên liệu khác do một thầy cúng bào chế. Viên thuốc hứa hẹn một điều diệu kỳ: nó sẽ thay đổi giới thính của thai nhi 6 tuần tuổi trong bụng cô.

Viên thuốc lựa chọn giới tính này là một loại thuốc dân tộc chưa được thử nghiệm được cho là giúp phụ nữ mang thai sinh được con trai. Học vấn thấp và mê tín khiến họ không nhận thức được rằng giới tính của thai nhi không thể thay đổi. Các bà mẹ tương lai cũng không biết rằng viên thuốc này chứa nhiều độc tố, có thể khiến thai nhi dị dạng hoặc chết lưu.

Có lần, họ gần như đã nổ súng vào một nhân viên y tế làm nhiệm vụ tìm kiếm các đối tượng mua bán thuốc chọn lọc giới tính. Họ đe dọa sẽ giết anh ấy, nhưng may mắn là cảnh sát đã có mặt”.

Bác sĩ Rakesh

Với rất nhiều phụ nữ giống như Anjali Devi ở bang Haryana miền bắc Ấn Độ, nơi chênh lệch giới tính vào thời điểm năm 2014 nơi chỉ có 886 bé gái trên 1.000 bé trai, việc sinh được con trai đồng nghĩa việc có được sự tôn trọng của xã hội mang nặng thành kiến trọng nam khinh nữ này.

Anjali Devi cẩn thận làm theo hướng dẫn sử dụng của thầy cúng: Cô uống thuốc cách ngày một lần vào lúc sáng sớm cùng với sữa của con bò đã đẻ ra bê đực. Không những vậy, cô còn phải nhìn vào mặt một người đàn ông khi uống viên thuốc này. Những người phụ nữ khác không được phép có mặt trong phòng.

Ám ảnh sinh con trai tại miền Bắc Ấn Độ ảnh 1

Năm 2014, Anjali Devi sinh con trai. Em dâu cô cũng làm theo cách của chị trong lần mang thai đầu tiên và cũng sinh được con trai. Sau này, khi làm việc cho một cơ quan chính quyền, Anjali Devi mới hiểu rằng loại thuốc này nguy hiểm với bà mẹ và thai nhi đến thế nào. Trước đó, cô luôn cho rằng đây là một thứ thần dược.

Ngày nay, Anjali Devi là một thông tin viên hỗ trợ đội Kỹ thuật Chẩn đoán Tiền thai sản - PCPNDT của địa phương phát hiện và ngăn chặn những vụ việc tương tự. Các đội PCPNDT là một phần chủ lực của chiến dịch có tên Beti Bachao Beti Padhao - BBBP nhằm xóa bỏ tệ nạn chọn lọc giới tính thai nhi và đảm bảo quyền lợi cho trẻ em nữ do chính phủ Ấn Độ phát động đầu năm 2015.

Sự bất bình và phẫn nộ là lý do Anjali Devi tìm đến công việc này. “Tôi muốn nhập ngũ, nhưng bố mẹ không đồng ý và bắt tôi phải lấy chồng. Tôi cũng rất bất bình vì người ta đang không cho trẻ em gái quyền được sống”.

Ám ảnh sinh con trai tại miền Bắc Ấn Độ ảnh 2

Tuy nhiên, những người có suy nghĩ như Anjali Devi không nhiều. Trong những năm gần đây, dù chính quyền tích cực vào cuộc, nhưng nhu cầu sử dụng thuốc goli vẫn chưa giảm là bao. “Người giúp việc cho gia đình tôi có năm con gái, nhưng vẫn muốn sinh con trai. Bà ấy đã dùng thuốc goli. Khi tôi hỏi, bà ấy trả lời rằng đã là phụ nữ thì phải có con trai chứ”, Anjali Devi kể. Ngoài người giúp việc, cô Devi còn biết ít nhất sáu thai phụ khác đang sử dụng loại thuốc này. Họ muốn sinh bằng được con trai để thừa kế gia sản và nối dõi tông đường.

Ám ảnh sinh con trai tại miền Bắc Ấn Độ ảnh 3

Đó cũng là lý do các loại thuốc chọn lọc giới tính thai nhi trôi nổi, không được kiểm chứng là mặt hàng bán chạy tại rất nhiều khu vực ở bang Haryana. Quá khao khát sinh được con trai, không ai hồ nghi về tác dụng của những loại thuốc này.

“Phụ nữ mang thai được yêu cầu sử dụng thuốc trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, là giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng của thai nhi”, bác sĩ Sutapa B. Neogi thuộc Viện Sức khỏe Cộng đồng Ấn Độ cho biết. Trong nhiều năm, bà đã nghiên cứu về thuốc thay đổi giới tính và những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở bang Haryana.

Một phát hiện đáng lo ngại mà bác sĩ Neogi tìm thấy là mối liên hệ mạnh mẽ giữa thuốc thay đổi giới tính và các ca thai dị tật và chết lưu. Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2015, bà phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh tăng ba lần đối với những thai phụ có tiền sử sử dụng thuốc chọn lọc giới tính. Một nghiên cứu khác cho kết quả cứ năm thai phụ sử dụng thuốc chọn lọc giới tính thì có một trường hợp thai chết lưu.

Ám ảnh sinh con trai tại miền Bắc Ấn Độ ảnh 4

Sau khi phát hiện tỉ lệ dị tật bẩm sinh cao ở con của những thai phụ có sử dụng thuốc chọn lọc giới tính, nhóm nghiên cứu tiếp tục xét nghiệm tìm kiếm kim loại nặng trong các loại thuốc này. Kết quả công bố tháng 6 năm 2018 cho thấy hàm lượng chì và thủy ngân ở ba loại thuốc goli cao gấp 10 lần mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) và Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA).

Việc tiêu thụ kim loại nặng dù chỉ lượng nhỏ ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với phụ nữ mang thai. Những kim loại nặng như chì và thủy ngân có thể truyền qua nhau thai, đe dọa đến sự phát triển của thai nhi giai đoạn đầu thai kỳ. Tiếp xúc với chì có thể dẫn đến xảy thai, sinh non, não và xương phát triển bất thường và thiểu năng trí tuệ ở trẻ sơ sinh. Tiếp xúc với cadmi trong suốt thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, gây ra các dị tật về tim mạch và sọ, mặt, như mắt nhỏ và bất sản xương mũi.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc các loại thuốc chọn lọc giới tính thai nhi chứa hàm lượng phytoestrogen cao cũng ảnh hưởng tới cân bằng hormone tự nhiên của thai phụ, gây ra nguy cơ đối với sự phát triển của bào thai.

Nỗ lực của chính quyền

Không chỉ sử dụng thuốc với hy vọng sinh được con trai, nhiều gia đình ở bang Haryana làm đủ mọi cách để biết chắc chắn về giới tính đứa trẻ. Cùng với đó, tệ nạn nạo phá thai nhi nữ cũng xảy ra tràn lan.

Ám ảnh sinh con trai tại miền Bắc Ấn Độ ảnh 5

Hồi đầu năm ngoái, các bác sĩ tại khoa cấp cứu Học viện Y khoa Rohtak đã rất bàng hoàng khi tiếp nhận một phụ nữ trẻ trong tình trạng nguy kịch và không có gia đình đi theo. Các biểu hiện cho thấy người phụ nữ này đã vừa trải qua nạo phá thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ, với hậu quả là tử cung và cơ hoành bị vỡ, khiến ruột sa ra phía ngoài âm đạo. Nhóm công tác của cảnh sát và nhân viên y tế của chiến dịch BBBP đã khẩn trương truy tìm ra mẹ chồng và anh chồng của nạn nhân. Trong vòng một tuần, những thủ phạm khác trong vụ việc cũng đã bị bắt giữ, gồm có cả người chủ của cơ sở nạo phá thai và người y tá đã thực hiện vụ việc này. Họ cũng tìm thấy thi thể của thai nhi nữ được chôn ngoài cánh đồng.

Để ngăn chặn hiệu quả những vụ việc đau lòng như vậy, chính quyền đã phải huy động các tình nguyện viên là phụ nữ mang thai thâm nhập để triệt phá các cơ sở siêu âm trái, trong đó có nhiều cơ sở được đặt trong các bệnh viện tư. Trong nhiều trường hợp, những kẻ môi giới cung cấp dịch vụ giả cho những thai phụ nhẹ dạ cả tin bằng cách sử dụng điện thoại di động nối vào màn hình máy tính. Đã xảy ra những trường hợp các gia đình phá thai do lầm tưởng đứa trẻ trong bụng thai phụ là con gái.

Không chỉ ở các cơ sở siêu âm, các tình nguyện viên mang theo máy quay phim bí mật cũng thâm nhập vào các cơ sở cung cấp dịch vụ chọn lọc giới tính khác, trong đó có các trung tâm hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh ống nghiệm, các đối tượng bán bộ phát hiện giới tính trên mạng Internet và các thầy cúng bán thuốc chọn lọc giới tính.

Tuy đã hành động khá quyết liệt trong vấn đề chống chọn lọc giới tính thai nhi, nhưng chính quyền bang Haryana vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Trong khi các nỗ lực của chính quyền tập trung chủ yếu vào việc truy quét các cơ sở cung cấp kỹ thuật chẩn đoán giới tính thai nhi sớm, các loại thuốc chọn lọc giới tính thai nhi vẫn chưa được chú ý đúng mức. Kể từ năm 2015 đến nay, mới chỉ có 69 trường hợp mua bán thuốc chọn lọc giới tính được trình báo với chính quyền. Tại những khu vực có mức độ chênh lệch giới tinh cao nhất như Jhajjar và Palwal, mới chỉ có duy nhất một trường hợp được trình báo.

Bác sĩ Rakesh, bác sĩ cộng đồng tại Jajjhar cho biết do tư tưởng trọng nam khinh nữ rất nặng nề, mọi gia đình trong khu vực này đều thèm khát sinh được con trai. “Có lần, họ gần như đã nổ súng vào một nhân viên y tế làm nhiệm vụ tìm kiếm các đối tượng mua bán thuốc chọn lọc giới tính. Họ đe dọa sẽ giết anh ấy, nhưng may mắn là cảnh sát đã có mặt”.

Sau gần 4 năm kể từ ngày được phát động, chiến dịch BBBP đã giúp cải thiện tỉ lệ chênh lệch giới tính của bang Haryana từ 834/1.000 lên 914/1.000 vào năm 2017. Theo ước tính, chiến dịch BBBP trong những năm qua đã cứu sống 11.600 trẻ em gái ở bang Haryana - một thành tích không nhỏ đối với những người làm công tác bình đẳng giới ở một khu vực đầy định kiến này. Nhưng chiến dịch này vẫn được cho là có thể đạt được kết quả tốt hơn nếu chú ý đúng mức tức việc nâng cao nhận thức người dân.

Việc các thai phụ di chuyển tới các bang lân cận, nơi chiến dịch BBBP diễn ra kém quyết liệt hơn, để siêu âm và nạo phá thai vẫn là vấn đề nan giải đối với chính quyền bang Haryana. Thách thức lớn nhất này chỉ có thể giải quyết bằng cách thay đổi triệt để định kiến trọng nam khinh nữ - nguyên nhân lớn nhất của tệ nạn chọn lọc giới tính và giết hại trẻ sơ sinh gái.

Để khắc phục điều này, nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhằm khuyến khích một thái độ tích cực hơn với việc sinh con gái. Tại khu vực Sirsa, ngôi làng nào có nhiều ca vi phạm được trình báo nhất trong tháng được tặng thưởng một khoản tiền 75.000 rupee. Ngoài ra, những phụ nữ sinh con gái cũng được gửi thư chúc mừng và quà tặng khắc tên em bé, cũng như được cung cấp thông tin về những chính sách ưu đãi mà chính phủ trung ương và chính quyền bang dành cho gia đình có trẻ em gái.

Sau khi phát hiện tỉ lệ dị tật bẩm sinh cao ở con của những thai phụ có sử dụng thuốc chọn lọc giới tính, nhóm nghiên cứu tiếp tục xét nghiệm tìm kiếm kim loại nặng trong các loại thuốc này. Kết quả công bố tháng 6 năm 2018 cho thấy hàm lượng chì và thủy ngân ở ba loại thuốc goli cao gấp 10 lần mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) và Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA).

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.