“Chuyện kể rằng, trong một chuyến thăm Bắc Kinh, ngài Chủ tịch của Papua New Guinea đã tâm sự với Tổng thống Trung Quốc về việc ông rất muốn có một đường đại lộ dài và rộng chạy ngang trung tâm thủ đô Port Moresby.
“Không thành vấn đề.” Ngài Chủ tịch Trung Quốc đáp lời. “Ông chỉ cần nói tôi nghe một điều thôi. Đường có nên đủ rộng cho xe tăng đi vào không? Như của bọn tôi ấy?”
Bên trên chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện đùa xuất hiện gần đây để giễu cợt về việc Trung Quốc đang dần dầu tư vào Port Moresby. Tuy nhiên, mẩu chuyện cũng chỉ ra một vài mối lo ngại khi mà tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đang bành trướng.
Đẩy mạnh đầu tư
Bên cạnh việc Papua New Guinea vừa chính thức là nước đăng cai tổ chức APEC thứ 26, nhiều người đã nhanh chóng nhận thấy Trung Quốc cũng “giúp đỡ” rất nhiều trong việc xây dựng sự kiện. Từ đường xá cho đến đại lộ, thậm chí là cả bến xe buýt cũng được rót Nhân Dân Tệ vào.
Quốc gia nghèo khó này hiện đang là địa điểm tổ chức APEC, nơi hội tụ các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới để cùng đàm phán thương mại cao qua các chương trình nghị sự.
Một trạm chờ xe buýt ở Port Moresby được xây bằng tiền của Trung Quốc. |
Ngài Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có mặt từ sớm vào thứ Năm để có chuyến tham quan quốc gia trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra.
Nhưng việc Trung Quốc “có hứng thú” này chả xa lạ gì.
Trong suốt một thập kỷ qua, tỉ lệ mức viện trợ và đầu tư của Trung Quốc vào Thái Bình Dương tăng đến đáng kể, theo các nghiên cứu của Viện Lowy cho thấy.
Theo như Bản đồ Viện trợ Thái Bình Dương của Viện Lowy, số tiền mà Trung Quốc đổ vào Papua New Guinea (PNG) đạt tổng cộng $20.83 triệu (tương đương £15.99 triệu) năm 2016. Và chỉ một năm sau, con số đó đã tăng lên gấp ba.
Hãy đặt nó lên bàn cân xem.
Trên thực tế, Úc vẫn là quốc gia đầu tư vào PNG nhiều hơn cả – tới 70% viện trợ của PNG là tới từ kẻ cai trị thuộc địa cũ.
Papua New Guinea là nước thành viên nghèo nhất Apec với khoảng 40% dân số có thu nhập dưới $1 mỗi ngày, theo như Liên Hợp Quốc.
Người dân địa phương nói, trước đây Úc đã đầu tư vào những lĩnh vực như là giáo dục và đào tạo để Papua New Guinea có khả năng cai trị tốt hơn.
Trong khi đó, Trung Quốc lại nhắm vào lĩnh vực mà Papua New Guinea đang cấp thiết nhất: cư sở hạ tầng.
“Trung Quốc đã xây cho chúng tôi nhiều cầu đường, và họ vẫn sẽ tiếp tục làm thế.” Giám đốc điều hành của Hội đồng Kinh tế Papua New Guinea, ông Douveri Henao cho biết.
“Và không chỉ là Papua New Guinea thôi đâu. Tham vọng của họ là Thái Bình Dương.”
Trung Quốc luôn có động thái "đi trước đón đầu". |
Rất nhiều nhà phê bình đã chỉ trích chính sách viện trợ và đầu tư của Trung Quốc bởi họ không hề có sự minh bạch trong việc các quỹ viện trợ đã giải ngân ra sao, hay là số tiền thực sự đi về đâu.
Một phần vấn đề này là lỗi của chính Papua New Guinea do năng lực quản lý nghèo nàn và mức độ sụp đổ khá cao. Nhưng cốt lõi vẫn là việc Bắc Kinh thường “tiền trảm hậu tấu” – tiêu tiền trước rồi mới hỏi ý kiến sau.
Điều này thường xuyên dẫn tới những dự án phung phí và không cần thiết, trong khi đáng lẽ số tiền đó đã có thể được dùng cho những cấp thiết lớn hơn, ví dụ như chăm sóc sức khỏe.
Viện trợ dây dưa với chính trị
Có cả lý do kinh tế lẫn ngoại giao về việc tại sao Bắc Kinh lại đầu tư vào Thái Bình Dương.
Papua New Guinea, ví dụ, là quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào, bao gồm cả khoáng sản hiếm. Và các quốc gia khác thuộc Đảo Thái Bình Dương còn là quê hương của 1/3 những người ủng hộ Đài Loan – điều mà các nhà phân tích nói Trung Quốc rất muốn tác động.
Suy cho cùng, tham vọng chiến lược dài hạn của Trung Quốc mới là thứ đặt ra nhiều câu hỏi lớn nhất.
“Những gì bạn đang thấy đây chỉ là hỗ trợ về địa–chính trị.” Ông Johnathan Pryke của Viện Lowy nhận xét.
“Nỗi lo sợ các quốc gia hùng mạnh hơn như Úc hay Mỹ mới là điều khiến Bắc Kinh muốn nhanh chóng đặt một căn cứ quân sự vĩnh viễn ở đâu đó Thái Bình Dương trong hai hoặc ba mươi năm tới. Đó cũng là lý do tại sao Washington và Canberra có động thái phản ứng trước tầm ảnh hưởng đang vượt trội của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.”
Vị trí của Papua New Guinea và thủ đô Port Moresby. |
Như một lẽ dĩ nhiên, không chỉ Trung Quốc biết lấy lòng Papua New Guinea. Trong tuần này, Mỹ, Úc, và Nhật Bản đều đang dự kiến sẽ đem thêm những “món quà” tới tặng cho quốc gia đăng cai APEC khi họ tới Port Moresby.
Papua New Guinea bỗng trở thành chiến trường mới nhất trong cuộc tranh chấp về tầm ảnh hưởng kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc với phương Tây.