(Ngày Nay) - Tình báo ăn mày là đội quân có một không hai trong sử Việt. Để đánh lạc hướng kẻ thù, những tình báo đặc biệt này đã cải trang thành những người hành khất, thu thập thông tin kẻ địch.
1 Ai là thủ lĩnh của đội quân “tình báo ăn mày” độc đáo trong sử Việt?
icon
Phạm Ngũ Lão
icon
Phạm Ngũ Thư
icon
Nguyễn Chích
icon
Nguyễn Xí
Giải thích Danh tướng Phạm Ngũ Thư đã cải trang thành những người ăn mày nghèo khổ, bẩn thỉu để cùng quân sĩ đi hành khất, nắm bắt thông tin của địch. Tranh minh họa: Báo Bình Phước.
2 Ông cải trang thành ăn xin đi lại khắp nơi để làm gì?
icon
Để thăm dò sự điều động binh lực
icon
Để nắm tình hình của giặc
icon
Để chuyển tin nhanh chóng mà an toàn
icon
Cả 3 đáp án trên
Giải thích Để thăm dò sự điều động binh lực cũng như nắm tình hình của giặc, Phạm Ngũ Thư đề nghị và được Lê Lợi chấp thuận cho thiết lập "hệ thống tình báo" với nhiều người cài vào hàng ngũ quân Minh. Phạm Ngũ Thư cải trang thành người ăn xin để đi lại khắp nơi. Ông nhận thấy lợi thế của những người hành khất vì càng bẩn thỉu, ghẻ lở thì lại càng được việc. Họ có thể “một gậy, một bị khắp nơi tung hoành”, xông bừa vào chỗ đóng quân, kho lương của địch để quan sát và la cà khắp nơi để chuyển tin nhanh chóng mà an toàn. Từ đó, Phạm Ngũ Thư tạo dựng thêm nhiều tai mắt trong giới cái bang.
3 Vị thủ lĩnh này quê ở đâu?
icon
Hải Dương
icon
Hưng Yên
icon
Hà Nam
icon
Hà Nội
Giải thích Phạm Ngũ Thư quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, lộ Hải Đông (nay thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).
4 Ông là hậu duệ 3 đời của ai?
icon
Phạm Ngũ Lão
icon
Phạm Hạp
icon
Phạm Giao
icon
Phạm Cự Lạng
Giải thích Phạm Ngũ Thư là cháu 3 đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Xuất thân trong gia đình gia thế nhưng Phạm Ngũ Thư sớm mồ côi. Trước khi mất, thân phụ của ông đã gửi gắm con cho bạn đồng liêu là quan Thái bảo Trần Nguyên Hãng chăm sóc, dạy bảo.
5 Ông có công trong cuộc đánh đuổi quân xâm lược nào?
icon
Đường
icon
Tống
icon
Minh
icon
Thanh
Giải thích Danh tướng Phạm Ngũ Thư là thủ lĩnh của đội ăn mày do thám góp công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Tranh minh họa: Báo Bình Phước.
6 Trước khi trở thành thủ lĩnh ăn mày, Phạm Ngũ Thư từng làm quan cho triều đại phong kiến nào?
icon
Hồ
icon
Lê
icon
Trần
icon
Lý
Giải thích Phạm Ngũ Thư mồ côi từ nhỏ, trước khi mất cha ông đã gửi gắm con trai mình cho quan Thái bảo Trần Nguyên Hãn chăm sóc, dạy bảo thành người. Sau này, khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly cướp ngôi, Phạm Ngũ Thư không còn làm quan cho triều đại mới nữa. Ông quay về làm dân thường, sống cuộc sống đạm bạc qua ngày. Đau khổ trước cảnh đất nước bị nhà Minh đô hộ nên khi biết tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, ông đã gia nhập nghĩa quân, dốc lòng đánh giặc cứu nước.
7 Sau khi lên ngôi năm 1428, Lê Lợi phong cho ông giữ chức gì?
icon
Thượng thư
icon
Tri phủ
icon
Trung lượng tả phụng thần vệ quân
icon
Hành khiển
Giải thích Ông được phong làm Trung lượng tả phụng thần vệ quân, tước Đại trí tự. Sau đó, ông viện cớ tàn tật để khước từ quan chức xin về quê sinh sống. Phạm Ngũ Thư chỉ nhận tước và phần thưởng là hai trăm mẫu ruộng rồi đem chia hết cho dân nghèo để trồng cấy.
8 Sau khi đánh đuổi giặc Minh xâm lược, Phạm Ngũ Thư đi đâu?
icon
Về quê ở ẩn
icon
Ra làm quan
icon
Đi dạy học
icon
Tiếp tục đi hành khất
Giải thích Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, Lê Lợi định công ban thưởng cho các công thần, Phạm Ngũ Thư nằm trong số 399 khai quốc công thần lớn nhất của nhà Hậu Lê, tuy nhiên Phạm Ngũ Thư không ra làm quan, ông lấy cớ bệnh tật, xin 200 mẫu ruộng rồi về quê quy ẩn. Sau khi về quê, ông bảo vợ chia đều cho dân làng, làm ăn tích đức rồi tiếp tục đi hành khất.
(Ngày Nay) - Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.
(Ngày Nay) - Dịch sởi có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt tại khu vực phía Bắc. Riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong ba tháng đầu năm 2025 đã tiếp nhận gần 1.700 ca, trong đó có nhiều ca chuyển tuyến từ các cơ sở y tế địa phương.
(Ngày Nay) - Sáng 30/3 theo giờ địa phương, các nhân viên cứu hộ đã đưa được một người đàn ông còn sống ra khỏi đống đổ nát của một bệnh viện bị sập ở thủ đô Nay Pyi Taw.
(Ngày Nay) - Bộ trưởng thương mại của ba nước Đông Á đã nhóm họp tại Seoul, Hàn Quốc để thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại và tăng cường ổn định chuỗi cung ứng.
(Ngày Nay) - Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Cyprus, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Cyprus và các đối tác, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
(Ngày Nay) - Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thế hệ thanh niên quân đội hai nước tăng cường xây dựng quan hệ đồng chí, anh em gắn bó.
(Ngày Nay) - Với sự chung tay của các cơ quan, tổ chức và kiều bào, tiếng Việt chắc chắn sẽ tiếp tục được gìn giữ, phát triển bền vững, trở thành niềm tự hào chung của dân tộc Việt Nam.
(Ngày Nay) - Ngày 29/3, hàng chục nghìn người, cả ủng hộ lẫn phản đối Tổng thống bị đình chỉ chức vụ Yoon Suk Yeol - bị luận tội do áp đặt lệnh thiết quân luật hồi tháng 12/2024, đã biểu tình ở thủ đô Seoul.
(Ngày Nay) - Viện Bán dẫn và Vật liệu tiên tiến được thành lập với sứ mệnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ bán dẫn, vật liệu mới phục vụ công nghiệp điện tử, công nghệ cao.