Bản ngã và ảo ảnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Cái ảo ảnh này nó như một mặt nước soi bóng ta, nghĩa là nó biến động và không có duy nhất. Bóng ta dưới mặt nước nếu lặp đi lặp lại đủ lâu, ta tin nó là tính cách của chính ta. Nhưng thực ra, qua vài biến động, một cái bóng khác lại xuất hiện, ta không còn là ta nữa hoặc chính xác hơn ta đã là một ta khác.
Bản ngã và ảo ảnh ảnh 1

Những ai học chuyên ngành tâm lý học hiện đại hay đọc sách về mảng này chắc đã gặp khái niệm “self-fulfilling prophecy” (dịch nôm na là tiên tri ứng nghiệm bản ngã). Hiểu như này, giai đoạn quan trọng nhất trong hình thành nhân cách bạn tự định hình hoặc nghe những người có ảnh hưởng với mình nhận xét rằng mình là người sốc nổi, hiếu động, bốc đồng... thì dần dần nó tự ứng nghiệm thành một phần tính cách của chính bạn.

Tuy nhiên, một vấn đề xưa cũ hơn là cái Tôi, cái bản ngã của mỗi người. Không chỉ từ các nhà hiền triết, bậc quân vương mà đến anh thợ đánh giày, chàng chăn dê,... đều ít nhất một lần loay hoay với câu hỏi ta là ai? Ban đầu, một vài tôn giáo cho rằng, có một đấng toàn năng quy định sẵn cho ta cái bản ngã “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Tuy nhiên, với nhà Phật, bản ngã thực sự chỉ là một ảo ảnh. Ta là ai? Ai là ta?

Cái ảo ảnh này nó như một mặt nước soi bóng ta, nghĩa là nó biến động và không có duy nhất. Bóng ta dưới mặt nước nếu lặp đi lặp lại đủ lâu, ta tin nó là tính cách của chính ta. Nhưng thực ra, qua vài biến động, một cái bóng khác lại xuất hiện, ta không còn là ta nữa hoặc chính xác hơn ta đã là một ta khác.

Có một thời người ta đã rất thích thú với những nghiên cứu cho rằng, bộ não, hay đúng hơn là nhân cách, có bản sắc giới, nghĩa là nó có giới tính. Ví dụ phụ nữ thường nghiêng về cảm tính, đàn ông nghiêng về lý tính; phụ nữ vị kỷ, đàn ông vị tha... Rồi có những quy kết như suy nghĩ “gái tính” rất tiêu cực và miệt thị. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới gần đây phản bác lại điều đó.

Nhân cách chúng ta lại là tấm gương tuyệt vời phản ánh nhân sinh quan của ta, hoặc diễn đạt cách khác nó biểu hiện hoàn hảo những kỳ vọng, những tác động xung quanh vào bộ não chúng ta, buộc não ta phải thích nghi như thế. Điều còn lại của bản ngã chính là định kiến. Mà định kiến đích thị là một ảo ảnh thành nếp trong não.

Người ta thực hiện một số thí nghiệm mô phỏng cho thấy, những gì tác động hằng ngày lặp đi lặp lại sẽ tạo thành định kiến, thành dĩ nhiên nhiên, thậm chí thành tất nhiên nhưng thực tế thì tự nhiên không thế. Một đứa trẻ khi mọi thứ tương tác hằng ngày thấy mẹ chúng giặt giũ quần áo, lau nhà thì lớn lên sẽ định hình đó là việc của phụ nữ. Khi tiếp nhận đủ lâu, lặp đi lặp lại, định kiến này thành dĩ nhiên. Nếu không có cú sốc đủ lớn để thay đổi, điều này nhanh chóng thành mặc định tất nhiên trong não một người.

Một lần, tôi đọc một nghiên cứu thấy rất thú vị. Nó phân tích về tình yêu và thói quen. Yêu một người là một trạng thái tâm sinh lý nhưng trong sinh học, nó không bền lâu. Những hóc môn, những chất kích thích hưng phấn chỉ kéo dài từ vài tháng tháng đến một năm.

Nếu liên tục và dài lâu không có những kích thích đủ mạnh, não sẽ phai nhạt lần. Và lúc này, tình yêu, hôn nhân sẽ chỉ còn dựa trên những nối kết ràng buộc khác như con cái, hay ở ta là nghĩa. Nhưng thực sự đó là thói quen. Não chúng ta, nhân cách chúng ta rất thiếu sẵn sàng và luôn phòng vệ, phản ứng lại suy nghĩ thay đổi thói quen. Tuy không nói ra tình yêu bản chất là tưởng tượng và ảo ảnh, nhưng nghiên cứu cũng bày tỏ một góc nhìn khác, không có một trạng thái tâm sinh lý nào là vĩnh cửu. Chỉ có thói quen là dài lâu.

Bình luận
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.