Bán trâu đi học, tân cử nhân giấu bằng đi làm công nhân

Gia đình khó khăn, cha mẹ thậm chí phải bán trâu và vay nợ để Minh (Thái Nguyên) đi học Đại học, thế nhưng, ra trường, Minh đành phải "giấu" bằng Đại học để đi làm công nhân...
Bán trâu đi học, tân cử nhân giấu bằng đi làm công nhân

Đó không phải là câu chuyện của riêng Minh...

Cha mẹ nghèo bán trâu cho con học Đại học

Chúng tôi đến gặp Nguyễn Văn Minh (xã Bình Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) vào một buổi tối muộn khi em vừa kết thúc một ngày làm việc ở công ty Sam Sung (trụ sở đóng tại khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên). Nhìn gương mặt em mệt mỏi không giống một tân cử nhân mới tốt nghiệp một trường kinh tế tại quê nhà.

Minh sinh năm 1993, ngay từ khi học phổ thông, Minh luôn tâm niệm chỉ có học Đại học mới giúp em có được công việc tốt, giúp gia đình thoát khỏi cái nghèo, cái lạc hậu bủa vây ở một làng quê nghèo khó.

Quyết tâm thi vào một trường kinh tế ở tỉnh nhà và đạt được thỏa nguyện, nhưng khi Minh cầm giấy báo trúng tuyển trên tay cũng là khi gia đình em đối mặt với trăm nỗi lo thực tế hơn nhiều: tiền đâu ra để Minh đi học?

Gia đình em Minh thuộc diện hộ nghèo ở địa phương, nhà có 4 người nhưng bố của Minh sau một trận ốm nặng 10 năm trước đã không còn khả năng lao động. Từ đó, mẹ Minh trở thành lao động chính trong nhà. Thu nhập chính của gia đình Minh dựa vào khu đồi chè mẹ em canh tác, thế nhưng, diện tích canh tác không nhiều, cũng không có vốn đầu tư nên thu hoạch mỗi vụ chỉ khoảng 2 triệu đồng...

Bởi vậy, khi Minh thi đỗ Đại học, bố mẹ Minh mừng đấy, tự hào đấy, nhưng nỗi lo tài chính còn lớn hơn nhiều.

Mẹ Minh chia sẻ: “Ngày Minh đi học, được sự giúp đỡ của bà con xóm giềng và anh em họ hàng cùng với chương trình hỗ trợ vay vốn sinh viên nghèo của nhà nước, mỗi năm tôi đã vay được 8 triệu đồng, tuy nhiên số tiền đó chỉ đủ trang trải tiền học phí.

Học kỳ đầu tiên, tôi phải bán cả trâu đi để lấy tiền đóng học và sắm sửa cho em nó. Cuộc sống gia đình khó khăn, nhiều khi phải lo từng bữa ăn, có khi Tết về phải đi vay mượn mọi người để có thể có tiền sắm sửa cái Tết cho con cái đỡ tủi thân với bạn bè...”.

Bán trâu đi học, tân cử nhân giấu bằng đi làm công nhân ảnh 1

Ảnh minh họa.

Sau 4 năm "mài đũng quần" trên giảng đường đại học, tháng 4/2015 Minh ra trường với tấm bằng loại Khá. Lúc này, Minh phải đối diện với chặng đường xin việc gian nan cũng như áp lực từ khoản nợ gia đinh vay cho em đi học.

Nghịch lý "giấu" bằng đại học đi làm công nhân

Vất vả để có được tấm bằng đại học là thế, nhưng khi ra trường, sau nhiều lần "đánh vật" với công cuộc xin việc làm nhưng đều thất bại, Minh đành phải cất giấu đi bằng đại học, dùng bằng tốt nghiệp THPT để xin đi làm công nhân ở khu công nghiệp của tỉnh nhà.

"Xin việc ở các đơn vị nhà nước thì không dám mơ tới nên em cũng không làm hồ sơ, em có xin vào một công ty tuyển nhân viên làm thị trường, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên người ta không nhận" - Minh kể về "vấp vào đời" đầu tiên của mình.

Minh kể tiếp: "Em đã nộp 6 bộ hồ sơ, cũng có vài nơi gọi đến phỏng vấn nhưng đều không được nhận vào làm".

Suốt gần 2 tháng rong ruổi nộp hồ sơ xin việc, Minh vẫn chưa được công ty nào nhận vì không có kinh nghiệm. Ước mơ xin được việc làm đúng với chuyên ngành học trở nên xa vời với Minh.

“Ngay cả nhu cầu muốn làm đúng nghành nghề mình học ở những khu công nghiệp, những công ty chuyên về kinh tế giờ cũng rất khó khăn. Họ cần những người có kinh nghiệm và đặc biệt trình độ ngoại ngữ phải cao" - Minh chua chát.

Tân cử nhân kinh tế cũng cay đắng thừa nhận: “Sau một thời gian dài loay hoay tìm việc làm, ban đầu với suy nghĩ bằng đại học thì phải kiếm cho công việc cho tương xứng, nhưng mọi chuyện không đơn giản như em nghĩ".

Cuối cùng, Minh đành quyết định nộp hồ sơ đi làm công nhân ở Công ty Samsung Điện tử Việt Nam Thái Nguyên, thu nhập mỗi tháng từ 8-9 triệu.

Minh chia sẻ, “Ngày cầm tấm bằng trong tay em cảm thấy rất vui mừng và tự hào, cuối cùng thì những ngày cố gắng vất vả của bản thân và gia đình đã đến ngày hái quả. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, sau nhiều nỗ lực xin việc không được, lại thấy các bạn đua nhau đi làm Samsung (Công ty Samsung Điện tử Việt Nam Thái Nguyên) nên em cũng nộp hồ sơ đi làm".

"Thế nhưng nếu thi tuyển vào công ty với trình độ đại học thì rất khó, còn tuyển để làm công nhân thì công ty không nhận hồ sơ có bằng đại học. Khi biết quy định này em rất hẫng hụt, nhưng vì gia đình em đã quyết định đi làm một thời gian để giúp mẹ trả nợ, cũng như kiếm cho mình ít vốn để có thể lập nghiệp” - Minh rầu rầu chia sẻ.

Cũng theo Minh, 1/3 số bạn đồng nghiệp cùng phân xưởng của Minh đều là sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng tựu chung các bạn đều khó khăn trong quá trình xin việc phù hợp với tấm bằng mình có được.

Tương tự như trường hợp của Minh, Huyền - tốt nghiệp loại khá của một trường Đại học Sư phạm cũng đành "gác" lại tấm bằng Đại học để đi làm công nhân.

“Không chỉ riêng mình em, còn rất nhiều những bạn khác đã tốt nghiệp đại học cao đẳng đều không dám cho tấm bằng của mình vào hồ sơ xin việc, khi đi phỏng vấn hỏi quá trình trước đã làm gì, chúng em đều phải trả lời là ở nhà giúp bố mẹ làm chè, làm ruộng” - Huyền nói.

Huyền buồn bã chia sẻ, với công việc hiện tại Huyền được ký hợp đồng 3 năm, hết thời hạn hợp đồng, Huyền chưa biết bản thân sẽ làm tiếp công việc gì. "Hiện tại bản thân em cũng chưa thể xác định mình có cơ duyên được làm nghề giáo viên như mơ ước của bản thân và gia đình không nữa, khi mà số sinh viên sư phạm ra trường ngày càng nhiều, và lượng giáo viên cần tuyển không tăng là mấy” - Huyền lo lắng.

Theo số liệu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố thị trường lao động quý I/2015 ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng.

Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2015, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000.

Công Luân

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.