Tại nhiều quốc gia, trẻ em vẫn có thể bị truy tố vì cố gắng tự tử. Ở Nigeria, trẻ em dưới 7 tuổi có thể bị bắt, xét xử và truy tố, theo báo cáo của United for Global Mental Health. Hơn 20 quốc gia khác cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt "tội tự tử" theo luật Shariah.
Theo báo cáo, tại bốn quốc gia Bahamas, Bangladesh, Guyana và Kenya, di chúc của một người được nhận định đã tự sát có thể bị giảm giá trị.
Việc hình sự hóa hành vi tự tử là phản tác dụng, (bộ luật này) không thể ngăn cản mọi người tự kết liễu mạng sống của mình, mà chỉ ngăn cản mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ trong thời điểm khủng hoảng cấp tính, cũng như ngăn họ nhận được sự hỗ trợ cần thiết cho sức khỏe tâm thần của mình.
Sarah Kline, đồng sáng lập của United for Global Mental Health
Tiến sĩ Lakshmi Vijayakumar, một bác sĩ tâm thần ở Chennai, Ấn Độ và là người sáng lập một tổ chức phòng chống tự tử, đã nhìn thấy tác động của luật hình sự hóa hành vi tự tử. Bà tin rằng luật pháp góp phần vào việc kỳ thị và phân biệt đối xử về sức khỏe tâm thần. Bà cho biết thêm rằng luật này áp dụng ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, nơi có 77% số vụ tự tử xảy ra:
Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến những người dễ bị tổn thương nhất ở các quốc gia dễ bị tổn thương nhất.
Một nạn nhân tự sát sống sót từ vùng Sindh của Pakistan, người yêu cầu được giấu tên, cho biết cảnh sát đã đến nhà để bắt cô:
Tôi cảm thấy tội lỗi và ngu ngốc vì đã cố gắng tự tử. Thêm vào đó, điều khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn là cách mà cảnh sát xử lý vấn đề. Họ đã làm nhục bố tôi chỉ để có thể lấy tiền từ ông ấy. Họ đã nói rằng: 'Hoặc con gái của ông hoặc ông sẽ đi tù!'
Trong những năm gần đây, luật tự sát đã được bãi bỏ hoặc thay thế thành công bằng luật mới ở một số quốc gia.
Tự tử vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Hàng năm, số người chết vì tự tử nhiều hơn cả HIV, sốt rét, ung thư vú hoặc thậm chí chiến tranh. Năm 2019, hơn 700.000 người chết do tự tử: cứ 100 người chết thì có một người tự tử. Cứ mỗi người chết thì có thêm 20 người đã cố gắng tự tử.