Cũng theo trang này, một cư dân Hà Nội khi được phỏng vấn nhận định rằng những chiếc loa phóng thanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống trong thời chiến, chúng cảnh báo mọi người về những chiếc máy bay ném bom sắp tới và đưa ra những thông tin cập nhật về tiền tuyến. Nhưng mọi chuyện bây giờ đã thay đổi. Ô nhiễm tiếng ồn trong thành phố đã là một “vấn đề lớn” và việc đưa thêm tiếng loa vào "có thể sẽ gây khó chịu”.
Tương tự, một cư dân khác cũng cho biết anh khá bối rối trước quyết định này, chỉ ra một cuộc thăm dò công bố năm 2018 cho thấy 70% người dân thành phố ủng hộ bỏ loa phường. Người này bình luận hài hước: “Tôi chỉ có thể đoán rằng, có thể ai đang thúc đẩy chính sách này đang sở hữu một công ty loa."
Ảnh chụp ở phố đi bộ. Ảnh: Na Sơn Nguyễn / AP. |
Ông Thayer lưu ý rằng đây là một chương trình của Hà Nội nhằm trao quyền cho các lãnh đạo cấp phường và thúc đẩy các sáng kiến của địa phương. Ông cho biết sáng kiến này không liên quan đến “sự bất an của chế độ” hay ám chỉ sự tồn tại cuộc đàn áp tự do ngôn luận nào.
Tuyên truyền công nghệ thấp
Ở phía bên kia Đông Nam Á ở Myanmar, chính quyền mới cũng đang chuyển sang các phương pháp tuyên truyền kiểu cũ, công nghệ thấp hơn ở các khu vực xung đột, nơi Internet đã bị hạn chế trong nhiều tháng.
Tại khu vực Sagaing, nơi cuộc kháng chiến vũ trang chống lại cuộc đảo chính năm 2021 diễn ra đặc biệt khốc liệt, máy bay quân sự và máy bay trực thăng đã thả các tờ rơi, đổ lỗi cho sự bất ổn đang diễn ra đối với Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số. Bà Wai Phyo Myint của nhóm quyền kỹ thuật số Access Now cho biết kiểu tuyên truyền này đã không còn hiệu quả.
Mặc dù vậy, việc lan truyền thông tin sai lệch vẫn có thể đạt được mục đích thông qua hình thức truyền miệng. Điều này sẽ đặc biệt khó phản bác vì mọi người không thể dễ dàng sử dụng Internet để xác minh lại tính chính xác của tin tức.