Bảo tồn và phát huy di sản: Triển vọng song hành cùng thách thức

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong ngày 22/04, Khoa Các khoa học liên ngành - ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đương đại: thách thức và triển vọng”. Hội thảo thuộc chuỗi hoạt động nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về di sản năm 2022.
Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đương đại: thách thức và triển vọng”. Ảnh: VNU-SIS.
Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đương đại: thách thức và triển vọng”. Ảnh: VNU-SIS.

Di sản trong bối cảnh đương đại

Việt Nam là một quốc gia có số lượng di sản phong phú, loại hình đa dạng, đóng góp những giá trị tinh thần quý báu vào cuộc sống cộng đồng và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước. Hiện nay, các di sản Việt Nam đang được bảo vệ theo thể chế bởi các Công ước UNESCO như Công ước 1972 về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, các chương trình ký ức thế giới; cùng với đó là hệ thống luật pháp và các cơ quan, ban ngành hữu quan.

Dù vậy sau hàng chục năm đi vào triển khai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong nhiều lĩnh vực. Các di sản đang đứng trước nhiều thách thức về sự tồn tại, định vị, cần nhiều hành động để bảo vệ và phát huy giá trị. Đặc biệt là cần bảo tồn di sản trước nguy cơ bị mai một, hư hại do tác động của thiên tai cũng như sự can thiệp con người một cách thiếu kiểm soát, sai mục đích, vô nguyên tắc.

Ở một khía cạnh khác, còn nhiều hiểu lầm và ngộ nhận về vai trò của cộng đồng, giới khoa học và các nhà quản lý trong thực tiễn bảo vệ di sản. Vẫn còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu để nghiên cứu và ứng dụng di sản trong tình hình đặc thù của Việt Nam

Những đối thoại 'nóng' về di sản

Từ bối cảnh trên, hội thảo về di sản của Khoa Các khoa học liên ngành (ĐHQGHN) - đơn vị đang tiên phong trong công tác đào tạo lĩnh vực về di sản tại Việt Nam - là một sự kiện khoa học có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu, đào tạo về di sản trong nước. Hội thảo quy tụ nhiều nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các cơ quan quản lý, báo chí và đại diện cộng đồng, mở ra diễn đàn học thuật cần thiết cho những trao đổi trong công tác quản lý, bảo vệ, phát huy di sản theo hướng liên ngành, bền vững.

Nội dung chính của buổi hội thảo tập trung vào 4 chủ đề, bao gồm: Di sản học, lý thuyết và cách tiếp cận; Bảo vệ và phát huy di sản trong phát triển; Những thách thức về di sản trong bối cảnh đương đại; Nguồn nhân lực và giáo dục di sản.

Từ khía cạnh về lý thuyết, các tham luận trong hội thảo chỉ ra những nỗ lực của giới nghiên cứu khoa học trong vấn đề tiếp cận di sản theo đúng góc độ từ di sản. Đây là vấn đề học thuật hình thành đã lâu trên thế giới nhưng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Hiểu, nhìn nhận, sử dụng hiệu quả các lý thuyết, đặc biệt trong vấn đề di sản hóa, giúp xây dựng nền tảng ngành khoa học di sản tại Việt Nam thêm vững chắc, mang tính ứng dụng cao.

Bảo tồn và phát huy di sản: Triển vọng song hành cùng thách thức ảnh 1

PGS.TS Phạm Quỳnh Phương với báo cáo về Khát vọng hiện đại, quản trị tân tự do và những nan đề của di sản đô thị hiện nay. Ảnh: VNU-SIS.

Với các thảo luận về hoạt động du lịch ở Tràng An và Nghĩa Lộ; dự án nghệ thuật đương đại giới thiệu về di cảo thơ của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ; dự án tái hiện di sản bằng công nghệ 3D đã đặt ra một số vấn đề cần được chú ý trong quá trình khai thác di sản để đạt được cả hai lợi ích về bảo tồn và phát triển.

Trong quá trình khai thác du lịch theo hướng di sản, một trong những vấn đề quan trọng cần xác định là chủ thể của di sản, từ đó có sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích của cộng đồng, nhà nước và chủ đầu tư.

Một khía cạnh khác, du lịch thường mang lại lợi nhuận cao hơn việc làm nông nghiệp, từ điều này, các nhà quản lý không nên có cái nhìn cục bộ, bỏ qua những yếu tố sinh cảnh luôn tồn tại xung quanh di sản. Việc cộng đồng tập trung làm du lịch, không chú trọng phát triển nông nghiệp sẽ tạo nên nhiều hệ lụy về văn hóa, xã hội trong tương lai.

Bảo tồn và phát huy di sản: Triển vọng song hành cùng thách thức ảnh 2

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và dự án về di sản tư liệu của cặp đôi nhà thơ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ. Đây là dự án gợi mở cho những nghiên cứu về di sản tư liệu còn khá ít ỏi tại Việt Nam. Ảnh: VNU-SIS.

Sử dụng công nghệ 3D để tái tạo diện mạo cho di sản cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh việc hiểu sai, sa đà vào các lợi ích kinh tế. Tuy nhiên để không bỏ lỡ cơ hội tìm hướng đi mới trong tương lai, công nghệ dành cho di sản vẫn cần một bầu không khí cởi mở, sự hưởng ứng và quan tâm của cộng đồng cùng giới nghiên cứu.

Bàn luận về thách thức dành cho di sản, bên cạnh những khiếm khuyết về khái niệm, vốn đầu tư, sự nhận thức chưa đầy đủ từ phía cộng đồng, thế lưỡng nan giữa bảo tồn và phát triển di sản còn nằm ở các chính sách đối với người dân đang sinh sống ngay trong các vùng lõi di sản, vùng ký ức đô thị. Những vấn đề này không chỉ trông chờ vào những điểm sáng, cách làm hay nhưng đơn lẻ trong thời gian qua mà cần đến lối tư duy mới nhằm thúc đẩy các cách tiếp cận liên ngành về di sản.

Bảo tồn và phát huy di sản: Triển vọng song hành cùng thách thức ảnh 3

KTS.TS Nguyễn Hoài Đức và phần báo cáo gây chú ý trong hội thảo về Kiến trúc chung cư cũ Hà Nội qua các giai đoạn phát triển. Ảnh: VNU-SIS.

Đặc biệt, một trong những nội dung luôn được quan tâm khi bàn đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản là giáo dục di sản cho thế hệ trẻ. Hiện nay, nhiều mô hình về trải nghiệm, tương tác, học tập, sáng tạo thông qua phương tiện di sản, đặt trong bối cảnh di sản đã và đang tạo ra nền tảng rất tốt để người trẻ được tiếp cận, thụ hưởng và nuôi dưỡng tình yêu với những giá trị truyền thống. Qua việc phát huy được các quyền về văn hóa, tự do tôn giáo tín ngưỡng, quyền con người, giáo dục di sản góp phần nâng cao nhận thức, lan tỏa tri thức về di sản, tạo ra nguồn nội lực to lớn trong công tác bảo tồn.

Người học chuyên ngành tâm thần, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, pháp y được hỗ trợ học phí
Người học chuyên ngành tâm thần, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, pháp y được hỗ trợ học phí
(Ngày Nay) -  Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt toàn khóa học cho người theo học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của nhà nước. Đây là nội dung mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Ảnh minh họa
Ghi nhận thêm trường hợp tử vong, Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
(Ngày Nay) -  Chiều 27/11, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là trường hợp tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.
Ảnh minh họa
Nâng cao nhận thức nuôi con bằng sữa mẹ, giúp trẻ phát triển toàn diện
(Ngày Nay) -  Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời bảo vệ trẻ trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm ngày một gia tăng. Sữa mẹ có đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo và các vitamin, khoáng chất, với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ, phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ, phòng được suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ…
Ảnh minh họa
Bộ Công an ra quân xử lý vi phạm về nồng độ cồn, tai nạn giao thông giảm sâu
(Ngày Nay) -  Từ ngày 30/8/2023 đến ngày 15/10/2023, thực hiện kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô vận tải hàng hóa bằng container và xử lý các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, các tổ công tác của Bộ Công an đã triển khai ở 58 địa phương, qua đó phát hiện bàn giao cho công an địa phương 6.119 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.