Bất chấp phong tỏa, hàng trăm nghìn người Pháp biểu tình phản đối dự luật an ninh

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 28/11, bất chấp quy định phong tỏa toàn quốc đang còn hiệu lực, hàng trăm nghìn người Pháp đã xuống đường tại nhiều thành phố lớn trên toàn quốc để phản đối một dự luật về an ninh.
Người biểu tình đụng độ cảnh sát tại thủ đô Paris.( Ảnh: Le Monde)
Người biểu tình đụng độ cảnh sát tại thủ đô Paris.( Ảnh: Le Monde)

Đến khoảng 8 giờ tối ngày 28/11, Bộ Nội vụ Pháp công bố, các cuộc biểu tình nổ ra tại khoảng 70 thành phố trên toàn quốc, quy tụ khoảng 133.000 người tham gia. Tuy nhiên, theo những người tổ chức, có khoảng 500.000 người biểu tình trên toàn quốc. Cuộc biểu tình rầm rộ nhất diễn ra tại thủ đô Paris, với khoảng 50.000 người tham gia, bên cạnh hàng nghìn người tại các thành phố lớn như Lyon, Bordeaux, Lille, Strasbourg…

Tình trạng bạo lực đã nổ ra tại nhiều thành phố như Paris, Lyon hay Rennes, khiến nhiều người biểu tình bị thương. Ít nhất 37 cảnh sát cũng bị thương, trong đó riêng tại thủ đô Paris có 23 cảnh sát bị thương. Viện kiểm sát thành phố Paris cho biết, khoảng 27 người biểu tình quá khích đã bị bắt giữ, trong tổng số 46 người bị thẩm vấn. 

Các cuộc biểu tình nổ ra khi trong thời gian qua, người dân Pháp đang cực lực phản đối một dự luật về an ninh, trong đó có điều khoản cấm việc người dân và cả phóng viên, báo chí ghi hình và chụp ảnh lực lượng cảnh sát đang làm nhiệm vụ. Những người phản đối cho rằng, dự luật này của Chính phủ Pháp ngăn cản các quyền tự do của người dân, trong đó có cả tự do báo chí.

Hàng loạt chính trị gia, trong đó có cựu Tổng thống Francois Hollande, đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Emmanuel Macron và Chính phủ Pháp rút lại dự luật này, một số khác lên tiếng chỉ trích kịch liệt tình trạng bạo lực cảnh sát gia tăng trong thời gian qua.

Các cuộc biểu tình phản đối dự luật này càng quyết liệt khi trong những ngày qua, lực lượng cảnh sát vấp phải nhiều chỉ trích sau khi có các hành động bạo lực nhằm vào người di cư hay một nhà sản xuất âm nhạc tại Paris. Các vụ việc đều bị người dân, báo chí hay máy quay an ninh ghi hình lại, khiến nhiều cảnh sát bị đình chỉ công tác và đang bị điều tra.

Các cuộc biểu tình nổ ra trên toàn quốc, với hàng trăm nghìn người tham gia, ngay trong thời gian phong tỏa toàn quốc và trong khi tình hình y tế vẫn rất phức tạp. Ngày 28/11 cũng là ngày đầu tiên Chính phủ Pháp áp dụng các biện pháp giảm nhẹ sau khi tình hình dịch bệnh có chiều hướng được cải thiện. Toàn bộ các cửa hàng được mở cửa trở lại kể từ sáng này 28/11 khiến cho lượng người đổ ra đường và tới các trung tâm mua sắm nhiều hơn, cùng với các cuộc biểu tình đông đúc, nguy cơ virus lây lan mạnh hơn là rất cao.

Theo TTXVN
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.