Biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan tới Paris

(Ngày Nay) - Các cuộc đụng độ đã nổ ra giữa cảnh sát và người biểu tình ở Paris hôm thứ Ba sau khi khoảng 20.000 người bất chấp lệnh cấm tụ tập đã lên tiếng đòi công lý cho một người đàn ông da màu qua đời năm 2016 với tình tiết tương tự cái chết của George Floyd ở Mỹ.

Người biểu tình đối lửa trên đường phố Paris. Ảnh: AFP
Người biểu tình đối lửa trên đường phố Paris. Ảnh: AFP

Những người biểu tình đã sử dụng các khẩu hiệu từ phong trào biểu tình của Mỹ để kêu gọi công lý cho Adama Traore, người đã qua đời 4 năm trước.

Cuộc biểu tình diễn ra sau khi hai báo cáo y tế khác nhau về nguyên nhân cái chết của Traore được công bố, cùng với lệnh cấm tụ tập quá 10 người của cảnh sát.

Người biểu tình đã đổ ra đường bên ngoài tòa án ở phía bắc Paris, trước khi cảnh sát ném đạn hơi cay về phía đám đông.

Biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan tới Paris ảnh 1

Người biểu tình chạy khỏi làn khói hơi cay do cảnh sát ném ra. Ảnh: AFP

Các cuộc đụng độ lẻ tẻ đã nổ ra gần các tuyến đường vành đai chính của thành phố, người biểu tình đã đốt thùng rác, xe đạp và xe máy để lập thành vành đai lửa trên đường phố.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Barshe Castaner tuyên bố bằng rằng "bạo lực không có chỗ đứng trong một nền dân chủ".

"Không có gì biện minh cho hành vi xảy ra ở Paris tối nay, khi các cuộc biểu tình trên đường phố công cộng bị cấm để bảo vệ sức khỏe của mọi người", ông Castaner tweet.

Nhiều người biểu tình tại Pháp đã lấy cảm hứng từ phong trào phản kháng đang nổ ra trên khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd tuần trước.

Biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan tới Paris ảnh 2

Biểu ngữ "Tôi không thở được" đã xuất hiện trong cuộc biểu tình ở Paris. Ảnh: AFP

Trước đó một ngày, chị gái của Traore, Assa đã phát biểu trước đám đông: "Hôm nay chúng tôi không chỉ nói về cuộc chiến của gia đình Traore. Đây là cuộc chiến cho tất cả mọi người. Khi chúng tôi chiến đấu vì George Floyd, chúng tôi chiến đấu vì Adama Traore", cô nói.

Các cuộc biểu tình khác đã được tổ chức trên khắp nước Pháp, với hơn 5.500 người đổ ra đường biểu tình ở Lille, Marseille và Lyon.

Bản báo cáo y tế

Vụ án Traore từ lâu đã gây tranh cãi ở Pháp.

Sau một cuộc tranh cãi về kiểm tra danh tính, Traore, 24 tuổi, đã bị cảnh sát bắt giữ trong một ngôi nhà nơi anh ta lẩn trốn.

Một trong ba sĩ quan bị bắt giữ sau đó khai với các nhà điều tra rằng cả 3 đã ghì chặt Traore xuống đất Traore mất ý thức trong xe và chết tại một đồn cảnh sát gần đó. Nạn nhân vẫn bị còng tay khi nhân viên y tế đến.

Hôm thứ Sáu tuần trước, các chuyên gia y tế Pháp đã miễn tội cho 3 sĩ quan cảnh sát, tuyên bố rằng Traore không chết vì "nghẹt thở", loại trừ nguyên nhân tử vong do bị cảnh sát đè xuống đất.

Thay vào đó, các chuyên gia y tế nhận thấy Traore chết vì suy tim do các bệnh nền trong khi bị "căng thẳng dữ dội" và gắng sức, cũng như công bố sự hiện diện của tetrahydrocannabinol - thành phần hoạt chất của cần sa, trong cơ thể Traore.

Biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan tới Paris ảnh 3

Một biểu ngữ ghi tên của Adama Traore - người có cái chết tương tự George Floyd. Ảnh: AFP

Các phát hiện mới nhất đã bác bỏ kết quả của bản báo cáo khám nghiệm tử thi trước đó được ủy quyền bởi gia đình của Traore, theo đó kết luận nạn nhân chết do ngạt thở.

Nhưng vào thứ Ba, một cuộc điều tra mới được ủy quyền bởi gia đình Traore cho rằng cái chết của nạn nhân là do kỹ thuật bắt giữ được sử dụng bởi các sĩ quan cảnh sát.

Các báo cáo y khoa mâu thuẫn cũng xuất hiện trong vụ việc của George Floyd, người được kết luận ban đầu là tử vong do bệnh lý về tim, trong khi khám nghiệm tử thi độc lập từ phía gia đình ông phát hiện thấy nạn nhân chết vì ngạt thở do áp lực kéo dài.

Khám nghiệm tử thi chính thức của Floyd sau đó xác nhận người này đã chết trong một vụ giết người liên quan đến "ngạt thở".

Không bạo lực, cũng không phân biệt chủng tộc

Cảnh sát trưởng Paris Didier Lallement, người đã cấm cuộc biểu tình, trước đó vào thứ Ba đã viết một lá thư cho các sĩ quan cảnh sát nhằm bảo vệ cho các hành vi của họ.

Ông nói rằng mình đồng cảm với nỗi đau mà các viên cảnh sát này cảm thấy "phải đối mặt với những cáo buộc bạo lực và phân biệt chủng tộc, lặp đi lặp lại vô tận bởi các mạng xã hội và các nhóm hoạt động nhất định".

Lực lượng cảnh sát Paris "không bạo lực, cũng không phân biệt chủng tộc: họ hành động trong khuôn khổ quyền tự do cho tất cả mọi người", ông nhấn mạnh trong một email gửi tới 27.500 sĩ quan cảnh sát.

Một số sĩ quan cảnh sát Pháp cũng đã bị điều tra về hành vi lạm dụng tư hình với những người tham gia phong trào biểu tình “áo vàng”.

Một số biểu tình đã bị chấn thương bởi đạn cao su hoặc lựu đạn gây choáng, một số bị mất một mắt hoặc một bàn tay.

Theo AFP
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.