Bê bối dữ liệu thuốc sốt rét điều trị Covid-19

 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số quốc gia thay đổi chính sách thử nghiệm, điều trị Covid-19 dựa trên dữ liệu kém tin cậy từ một công ty phân tích “vô danh”.

Ngày 22/5, tạp chí y khoa Lancet đăng tải một nghiên cứu cho thấy hydroxychloroquine không có tác dụng điều trị người mắc Covid-19, thậm chí gây ra các vấn đề tim mạch và nguy cơ tử vong. Trước đó, Tạp chí Y khoa New England (NEJM) xuất bản công trình nghiên cứu với kết quả tương tự. 

Hai nghiên cứu gây sự rúng động trong giới khoa học. WHO đình chỉ thử nghiệm thuốc sốt rét chữa Covid-19 vào ngày 25/5. Pháp, Đức và một số quốc gia Mỹ Latin sau đó cũng có quyết định tương tự. Hôm 3/6, WHO nối lại thử nghiệm lâm sàng sau các khuyến nghị của chuyên gia, dẫn đến sự hoang mang trong cộng đồng. 

Câu chuyện về hydroxychloroquine gây tranh cãi kể từ khi dịch bệnh mới bùng phát, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sử dụng thuốc hàng ngày để phòng ngừa Covid-19.

Trên thực tế, Lancet là nạn nhân của một vụ bê bối dữ liệu, ảnh hưởng nặng nề đến danh tiếng của cộng đồng khoa học. 

Bê bối dữ liệu thuốc sốt rét điều trị Covid-19 ảnh 1

Một lọ thuốc hydroxychloroquine, loại 200mg, được trưng bày tại Hãng dược Rock Canyon, ngày 27/5. - Ảnh: Reuters

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí y khoa 197 tuổi sử dụng dữ liệu từ một công ty tên Surgisphere, trụ sở Mỹ. Tuy nhiên, điều tra của Guardian, Anh, cho thấy đây là một công ty "vô danh", được thành lập năm 2008, mục đích ban đầu là phân phối sách giáo khoa cho sinh viên trường y. Hồ sơ công khai cho thấy nhiều nhân viên thậm chí chưa từng được đào tạo trong lĩnh vực y khoa. Vị trí "Biên tập viên Khoa học" được đảm nhiệm bởi một nhà văn viết truyện giả tưởng, và đây mới là công việc chính của cô. Giám đốc tiếp thị của công ty thực tế là một người mẫu kiêm dẫn chương trình. 

Ông chủ Surgisphere, tiến sĩ Sapan Desai, chỉ mới tập trung vào mảng "phân tích dữ liệu" kể từ khi dịch bệnh bùng phát. 

Vài ngày sau khi nghiên cứu được công bố trên Lancet, các chuyên gia đã chỉ ra những sai sót liên quan. 

Nhóm nghiên cứu cho biết đã thu thập dữ liệu từ 96.000 người mắc Covid-19, được điều trị bằng hydroxychloroquine, tại 671 bệnh viện trên toàn thế giới. Họ ghi nhận 73 trường hợp tử vong ở Australia, tính đến ngày 21/4. Tuy nhiên, theo Đại học Johns Hopkins, chỉ 67 người nhiễm nCoV qua đời trong khoảng thời gian này. Đến ngày 23/4, con số mới tăng lên 73. 

Tiến sĩ Desai sau đó giải thích đây là sự nhầm lẫn, rằng công ty đã vô tình đưa một bệnh nhân châu Á vào hệ thống của Australia.

Mostapha Benhenda, chuyên gia về dữ liệu, nhà sáng lập của Tập đoàn Melwy, tiếp tục lên tiếng cảnh báo, vạch ra ba lỗ hổng lớn khác của công trình. 

Thứ nhất, nghiên cứu không tiết lộ cơ sở dữ liệu và cũng không có kế hoạch làm điều này. Bên cạnh đó, các nhà khoa học không truy xuất nguồn gốc, không công khai người chịu trách nhiệm thu thập thông tin tại bệnh viện. Cuối cùng, công trình chưa trải qua bình xét, người xác nhận duy nhất là tổng biên tập tạp chí, ông Richard Horton. 

Bê bối dữ liệu thuốc sốt rét điều trị Covid-19 ảnh 2

Sapan Desai, giám đốc công ty phân tích dữ liệu Surgisphere. - Ảnh: Gore Medical

Vụ bê bối không kết thúc ở đó. Cả WHO và Lancet đến nay chưa đưa ra bất cứ lời giải thích thỏa đáng nào về lý do họ sử dụng các dữ liệu không đáng tin từ Surgisphere.

"Chẳng có cuộc điều tra nội bộ nào cả. Richard Horton thậm chí không từ chức. Ông ta chỉ đăng tải dòng tweet về vấn đề này như thể mình không liên quan", tiến sĩ Benhenda nhấn mạnh. 

Theo ông, sai lầm của cả WHO và Lancet đều đến từ tác giả nghiên cứu, trong đó có Mandeep Mehra, giáo sư Đại học Harvard kiêm Giám đốc Y tế của Bệnh viện Brigham và Phụ nữ.

Tiến sĩ Jeremy Howick, chuyên gia dịch tễ, Đại học Oxford, cho biết: "Thật khó hiểu khi các biên tập viên của Lancet và NEJM không nhận ra vấn đề với dữ liệu từ báo cáo. Các tạp chí cần chịu trách nhiệm cho những rủi ro có thể xảy đến với sức khỏe người dân, bởi WHO đã thay đổi chính sách dựa trên nghiên cứu của họ".  

Đến ngày 4/6, sau hàng loạt chỉ trích, Lancet đã thu hồi công trình này. NEJM có động thái tương tự.

"Chúng tôi tin rằng, hai báo cáo về hydroxychloroquine dựa trên dữ liệu sai lệch, dẫn đến việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đình chỉ nghiên cứu thuốc. Điều này có nghĩa là một phương pháp điều trị có lợi không được thử nghiệm, và bệnh nhân phải chịu hậu quả", tiến sĩ Howick nói. 

Vụ việc đã giáng một đòn nặng nề vào danh tiếng của cả hai tạp chí y khoa lâu đời nhất thế giới. 

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.