Biến động chính trị tại Australia và những vụ 'đâm sau lưng' nổi tiếng thế giới

(Ngày Nay) - Ông Scott Morrison đã trở thành tân Thủ tướng của Australia sau khi cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull bị các đối thủ trong nội bộ Đảng Tự do "hất văng" khỏi chiếc ghế quyền lực.

Cựu Thủ tướng Australia, ông Malcom Turnbull.
Cựu Thủ tướng Australia, ông Malcom Turnbull.

Ông Turnbull là Thủ tướng Australia thứ 4 trong một thập niên qua bị các cộng sự lật đổ, nhưng sự phản bội trong giới chính trị không phải là một hiện tượng mới.

Dưới đây sẽ là những ví dụ điển hình cho thấy việc các chính khách, các nhà lãnh đạo bị "đâm sau lưng" không phải là điều gì đó mới mẻ trong chính trường thế giới:

Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd

Vì một lý do nào đó, Australia lại là nước dẫn đầu khi nói đến sự phản bội chính trị với việc cả Đảng Tự do cầm quyền và đối thủ của họ - Đảng Lao động, đã bỏ rơi các nhà lãnh đạo của mình trong một nỗ lực tuyệt vọng để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử.

Biến động chính trị tại Australia và những vụ 'đâm sau lưng' nổi tiếng thế giới ảnh 1

Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd.

Thực tế là, thập kỷ vừa qua đã được đặt biệt danh là "Mùa săn bắn" vì tần suất của những cú "đâm sau lưng" xảy ra rất nhiều lần.

Tất cả bắt đầu với Kevin Rudd - Thủ tướng Australia từ năm 2007 đến 2010, người đã vận động để từ chối sự tham gia của nước này trong Chiến tranh Iraq và giới thiệu một hệ thống thuế quan đánh vào lợi nhuận ngành khai khoáng.

Trong năm 2010, khi tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Rudd suy giảm nhanh chóng, ông đã bị các nghị sĩ trong Lao động bỏ rơi, người đã thay thế ông chính là phụ tá Julia Gillard - người đã trở thành thủ tướng nữ đầu tiên của Australia.

Thế nhưng trong cuộc chạy đua đến cuộc tổng tuyển cử năm 2013, bà Gillard ít tiếng tăm hơn bất ngờ bị thay thế bởi chính cựu Thủ tướng Rudd.

Mặc dù ông Rudd là một nhân vật nổi tiếng hơn, các cử tri lại coi đây là một động thái gây hoài nghi và Đảng Lao động mất quyền vào tay Đảng Tự do bảo thủ.

Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott

Đảng Tự do là một tập hợp rộng lớn, từ những người nông dân bảo thủ, đến các chuyên gia tự do đến từ Sydney và Melbourne, họ là những người có chung một mong muốn đó là mức thuế thấp và ít quan liêu.

Ông Abbott là nghị sĩ cánh hữu của Đảng Tự do và ông đã tập trung vào số phiếu của những cử tri bài ngoại bằng chính sách "Chặn các con tàu", nhằm ngăn cản làn sóng di cư vào Australia.

Biến động chính trị tại Australia và những vụ 'đâm sau lưng' nổi tiếng thế giới ảnh 2

Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott.

Ông đã hứa trong chiến dịch bầu cử năm 2013 rằng sẽ không cắt giảm hệ thống phúc lợi xã hội để sửa chữa cái gọi là "khoản nợ và thiếu hụt thảm họa" do chính sách chi tiêu của Đảng Lao động tạo ra, nhưng ngân sách trong năm 2014 của chính phủ Abbott được xem là đã đi ngược lại lời hứa của ông này, bởi đã cắt giảm mạnh khoản phúc lợi xã hội.

Xếp hạng tín nhiệm của ông Abbott tụt xuống đáy và ông đã thất bại trong việc thực hiện hầu hết các chính sách của mình, các nghị sĩ trong Đảng Tự do đã loại bỏ và thay thế ông bằng đối thủ Malcolm Turnbull vào tháng 9 năm 2015.

Nhưng ông Abbott đã không ra đi lặng lẽ mà tiếp tục "bắn tỉa" Thủ tướng Turnbull từ hàng ghế sau - vị trí dành cho những dân biểu và nghị sĩ không nắm giữ chức vụ nào trong Chính phủ, thường ngồi ở các dãy ghế sau cùng trong phòng họp Quốc Hội, đặc biệt là trong cuộc tranh luận về hôn nhân đồng tính năm ngoái.

Nhà phê bình kỳ cựu nhất của ông Turnbull trong nội bộ Đảng là cựu Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton, nhưng cuối cùng chính ông Dutton đã thất bại trong cuộc đua vào chiếc ghế Thủ tướng diễn ra vào ngày hôm qua (24/8), khi ứng cử viên kiêm Bộ trưởng Tài chính Scott Morrison đã giành chiến thắng với số phiếu 45/40.

"Bà đầm thép" Margaret Thatcher

Sau khi kết quả bầu cử năm 1979, bà Margaret Thatcher trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Anh và "Bà đầm thép" đã thống trị Đảng Bảo thủ trong suốt một thập kỷ sau đó.

Nhưng vào năm 1990, sự khác biệt về vấn đề châu Âu trong nội bộ Đảng và sự không sẵn sàng của bà Thatcher để chấp nhận mức thuế khoán - một cách thức không được lòng dân của các hội đồng địa phương đã trừng phạt người nghèo một cách hiệu quả - dẫn đến sự sụp đổ của chính bà.

Biến động chính trị tại Australia và những vụ 'đâm sau lưng' nổi tiếng thế giới ảnh 3

"Bà đầm thép" Margaret Thatcher.

Vào tháng 12 năm 1989, Sir Anthony Meyer - một chính trị gia ít tiếng tăm ở hàng ghế sau, đã nổi lên với việc thách thức vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Thatcher.

Mặc dù bà Thatcher sau đó đã giành chiến thắng tuyệt đối, nhưng đã có đến 60 nghị sĩ Đảng Bảo thủ không bỏ phiếu cho bà và cuộc bạo loạn về thuế khoán ở London diễn ra vào tháng 3 năm 1990 khiến một cuộc thách thức quyền lực khác là không thể tránh khỏi.

Vào tháng 11 năm 1990, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và là người có xu hướng thân với châu Âu, ông Michael Heseltine, cuối cùng đã thách thức quyền lực của bà Thatcher.

Ông Heseltine chỉ giành được 152 phiếu bầu so với 204 phiếu của bà Thatcher, tuy nhiên sau đó bà đã tuyên bố rút khỏi vai trò lãnh đạo Đảng Bảo thủ.

Trong cuộc bỏ phiếu thứ hai giành quyền lãnh đạo Đảng, ông Heseltine tiếp tục để thua trước Bộ trưởng Tài chính John Major - người sau đó đã trở thành Thủ tướng nước Anh trong cuộc tổng tuyển cử năm 1992.

Nghị sĩ Anh Charles Kennedy

Charles Kennedy được bầu làm lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do vào năm 1999 và tại cuộc tổng tuyển cử năm 2005, ông giúp Đảng này có đến 22% số phiếu tương đương 62 ghế trong Quốc hội - thành tựu lớn nhất mà Đảng này có được từ những năm 1920.

Nhưng vào năm 2005, ông David Cameron được bầu làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ và thúc giục Đảng Dân chủ Tự do hợp nhất với Đảng Bảo thủ.

Biến động chính trị tại Australia và những vụ 'đâm sau lưng' nổi tiếng thế giới ảnh 4

Nghị sĩ Charles Kenedy.

Nhiều nghị sĩ của Đảng Dân chủ Tự do đã hoảng hốt và kêu gọi một nhà lãnh đạo mới, năng động hơn, người có thể đương đầu với ông Cameron và thủ lĩnh của Đảng Lao động, ông Tony Blair.

Các nhân vật cao cấp như phó lãnh đạo Sir Menzies Campbell và Simon Hughes nói với Kennedy rằng ông phải "thay đổi" hoặc đối mặt với việc thách thức quyền lãnh đạo.

Ngay sau đó, báo chí nước Anh đã đưa ra các bằng chứng cho thấy ông Kenedy từng phải cai nghiện rượu, những thông tin này đã được chính các cộng sự của ông Kenedy cung cấp cho báo chí.

Ông Kenedy sau đó đã phải đưa ra tuyên bố, trong đó thừa nhận mình từng phải đi cai nghiện rượu và cố trấn an dư luận, tuy nhiên hơn nửa cộng sự của ông đã đe dọa sẽ rời bỏ Đảng, buộc ông Kenedy phải rời bỏ vai trò lãnh đạo.

Sau đó, ông Campbell được bầu thay thế nhưng ông này cũng chỉ bám trụ được một năm trước khi bị thay thế bởi Nick Clegg - người tiếp tục trở thành Phó Thủ tướng Anh vào năm 2010, sau khi cho phép Đảng Dân chủ Tự do liên minh với Đảng Bảo thủ.

Cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson

Mùa hè năm 2016 đánh dấu thời một trong những giai đoạn gay cấn nhất lịch sử chính trị nước Anh.

Vào ngày 23/6, các cử tri đi bỏ phiếu cho Brexit - quá trình nước Anh tách khỏi EU, vài ngày sau Thủ tướng Cameron tuyên bố từ chức sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc với việc nước Anh chính thức rời khỏi EU.

Điều này ngay lập tức gây ra một cuộc tranh quyền giữa bà Theresa May - người được cho là muốn ở lại EU, và ông Boris Johnson - một trong những gương mặt nổi bật nhất trong chiến dịch Brexit.

Biến động chính trị tại Australia và những vụ 'đâm sau lưng' nổi tiếng thế giới ảnh 5

Cựu Ngoại trưởng Anh, Boris Johnson.

Ông Johnson đã chuẩn bị thông báo chiến dịch tranh cử chính thức của mình vào ngày 30/6.

Nhưng một vài giờ trước khi chiến dịch được khởi động, một cộng sự của ông Johnson, người giờ là Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove, đã tuyên bố sẽ tham gia cuộc tranh cử.

"Tôi muốn giúp xây dựng một đội phía sau Boris Johnson để giúp ông ấy đưa nước Anh ra khỏi EU để đến một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng tôi đã phải đi đến kết luận một cách miễn cưỡng rằng Boris Johnson không thể lãnh đạo hoặc xây dựng một nhóm cho những nhiệm vụ tiếp theo", ông Gove tuyên bố.

Ông Johnson không còn cách nào khác ngoài việc bỏ cuộc.

"Tôi phải nói với các bạn, những người đã chờ đợi một cách chân thành cho lời kết luận của bài phát biểu này, rằng sau khi đã tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và trong bối cảnh của Quốc hội, tôi phải kết luận rằng người đó không thể là tôi".

Thế nhưng, ông Gove đã để thua trong cuộc chạy đua với bà Theresa May, người đã trở thành Thủ tướng vào tháng 7 năm 2016.

"Tôi sẽ không nói rằng tôi đã đâm sau lưng ông ấy. Nó không phải là sự phản bội. Tôi đã giải thích lý do của tôi vào thời điểm đó. Nhưng đó là chuyện đã qua rồi", ông Gove cho biết vào tháng 10 năm 2016.

Theo Sputnik
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.