Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Chính phủ luôn tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế

(Ngày Nay) -Lần đầu tiên dự phiên trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã cung cấp tới các đại biểu Quốc hội nhiều thông tin liên quan đến chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Chính phủ luôn tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng việc chất vấn và trả lời chất vấn là rất tốt, tạo sức ép rất mạnh để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan Chính phủ phải tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế và chất lượng thể chế cũng như thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hướng dẫn chi tiết thi hành luật, pháp lệnh và phổ biến pháp luật.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thẳng thắn nhìn nhận rằng chất lượng, tiến độ thời gian của các dự án luật, pháp lệnh khi Chính phủ trình Quốc hội, UBTVQH, dù có cố gắng nhưng vẫn còn những vấn đề được đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên họp là hoàn toàn chính xác. Quan điểm, chủ trương và thông điệp của Thủ tướng là quyết tâm xây dựng một Chính phủ hành động, kiến tạo và liêm chính. Nói cách khác là một Chính phủ tập trung hoàn thiện, xây dựng thể chế, pháp luật. Trong thực hiện chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm đến thượng tôn pháp luật.

“Có thể nói, trong Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, có rất nhiều đổi mới. Ví dụ các phiên họp Chính phủ bao giờ cũng đặt vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế lên trên hết và dành thời gian tối đa để các thành viên Chính phủ thảo luận những nội dung liên quan đến dự án luật, pháp lệnh; các văn bản liên quan đến chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Thứ hai, Chính phủ còn tổ chức nhiều cuộc họp và phiên họp chuyên đề để thảo luận những vấn đề như vậy. Thứ ba, trách nhiệm kiểm soát thực thi các văn bản pháp luật tại các bộ, ngành địa phương thuộc trách nhiệm của Chính phủ. Trong việc xây dựng các Nghị định, Chính phủ đã giao cho các Bộ trưởng chuyên ngành có trách nhiệm rà soát lĩnh vực được phân công và thường xuyên báo cáo với Chính phủ quá trình thực thi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương,” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Về vấn đề trách nhiệm của Chính phủ và việc xử lý những Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để chậm chễ ban hành các văn bản, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đến nay, còn nợ đọng 8 văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh văn bản. Cụ thể, Bộ Nội vụ nợ 1 văn bản, Bộ Tài chính nợ 2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nợ 1, Bộ Công an nợ 1, Bộ LĐTB&XH nợ 1, Bộ KH&ĐT nợ 1, Bộ Công Thương nợ 1. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết, thực tế có những yếu tố khách quan. Ví dụ, khi hướng dẫn thi hành Luật Tôn giáo, việc ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm. “Một số đại biểu Quốc hội là chức sắc tôn giáo và lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương đều có ý kiến đây là vấn đề rất nhạy cảm. Nếu chúng ta nghiên cứu không kỹ thì một là đưa ra khuynh hướng phạt tràn lan, tạo ra dư luận không tốt. Hai là chúng ta ban hành ra nhưng không thực hiện được,” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

Về việc nâng cao chất lượng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Chính phủ kiểm soát ngay từ đầu quy trình soạn thảo, kể cả việc xây dựng, đề xuất với Quốc hội chương trình dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị định kèm theo. “Đây là vấn đề được Thủ tướng và Chính phủ kiểm soát rất chặt chẽ. Tại các phiên họp Chính phủ, VPCP luôn tổng hợp, báo cáo trên cơ sở báo cáo của Bộ Tư pháp, theo dõi của VPCP để báo cáo với Thủ tướng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.

Một điểm mới là Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ Công tác của Thủ tướng làm cơ quan thường trực giúp Thủ tướng tổng hợp các nhiệm vụ như vậy. Tổ Công tác có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các bộ, các cơ quan trực thuộc của Chính phủ trong vấn đề hoàn thiện xây dựng thể chế. Trong năm 2017, đã có 27 cuộc kiểm tra của Tổ Công tác, trong đó có 7 cuộc kiểm tra thể chế, 7 cuộc kiểm tra thủ tục chuyên ngành, 7 cuộc kiểm tra về vấn đề tăng trưởng, còn lại kiểm tra các chuyên đề khác, kể cả dự án thua lỗ, hiệu quả, giải ngân vốn đầu tư công.

“Tại tất cả các phiên họp Chính phủ, VPCP đều có trách nhiệm báo cáo tổng hợp và Thủ tướng đều có sự động viên nếu Bộ đó làm tốt. Nếu làm chưa tốt thì phê bình, nhắc nhở ngay tại phiên họp,” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

Theo Chính phủ
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.