Bộ trưởng Sergey Shoygu - người hiện đại hóa quân đội Nga

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từng nổi lên như một người chuyên trách xử lý các thảm họa, uy thế của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu trong Điện Kremlin ngày càng tăng tiến và hiện đã giành được sự tin tưởng của Tổng thống Putin để được giao trọng trách điều hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Bộ trưởng Sergey Shoygu - người hiện đại hóa quân đội Nga

Ngày 25/2, chỉ 24 giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, các lực lượng Nga đã tiến gần đến Kyiv. Dù Nga vốn sở hữu hỏa lực vượt trội, nhưng tốc độ tiến quân của người Nga khiến cả thế giới phải kinh ngạc.

Nhưng nó cũng làm nổi bật một điều khác: lần này Điện Kremlin đã lựa chọn quân đội làm công cụ gây áp lực đối với Ukraine. Trái ngược với nhiều nỗ lực trước đây của chính quyền Moscow nhằm đạt được các mục tiêu chính trị ở phương Tây, chiến dịch quân sự tại Ukraine lần này không do Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đứng ra đạo diễn.

Thay vào đó, nó đã được định hình ngay từ đầu bằng cách phóng chiếu sức mạnh quân sự kiểu cũ: đầu tiên bằng cách tích lũy một lực lượng áp đảo ở biên giới và sau đó, khi đã thu hút đủ sự chú ý của thế giới, đưa lực lượng đó vào sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Khi giao cho quân đội một vai trò quyết định như vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống phân cấp an ninh của Điện Kremlin.

Những năm trước đó, quân đội không tham gia vào việc hoạch định chính sách của Nga và được giữ dưới quyền của các cơ quan an ninh. Thế nhưng gần đây, quân đội đã có tầm quan trọng mới, không chỉ trong các tương tác của Nga với các nước láng giềng mà còn còn ở cách các chính sách được hình thành.

Đồng thời, quân đội đã có được sự ủng hộ mới của công chúng ở quê nhà. Quân đội Nga từng một thời bị gắn mác kém cỏi, nghèo nàn và lạc hậu, giờ đang được trang bị thế hệ công nghệ mới và được hỗ trợ bởi một tổ hợp công nghiệp-quân sự đang ngày càng phát triển trong xã hội Nga. Và với sức ảnh hưởng chính trị mới xuất hiện, quân đội đã nổi lên như một trong những thể chế quan trọng nhất ở nước Nga dưới thời ông Putin.

Dẫn đầu sự chuyển đổi này là một trong những thành viên tham vọng nhất trong vòng tròn thân cận của Putin: Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu. Mặc dù nhận được tương đối ít sự chú ý ở phương Tây, nhưng ông Shoygu là một thành viên lâu năm của Điện Kremlin, người đã trở thành Bộ trưởng Quốc phòng vào năm 2012. Hơn nữa, trái ngược với FSB, vốn đã trở nên sa sút trong những năm gần đây, quân đội Nga dưới thời ông Shoygu gặt hái không ít thành công, tiêu biểu là vụ sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và đảo chiều cuộc nội chiến tại Syria năm 2015.

Bất cứ ai muốn hiểu lý do tại sao Putin sẵn sàng đưa quân đội, xe tăng và máy bay của Nga vào một chiến tại Ukraine, trước hết phải nhìn vào sự biến đổi của quân đội Nga dưới thời người đứng đầu quân đội của nhà lãnh đạo này.

Vận may của quân đội Nga

Trong gần hai thế kỷ, quân đội mặc dù có tầm quan trọng tương đối trong xã hội Nga, nhưng hiếm khi tham gia vào quá trình ra quyết định chính trị. Dưới thời Xô Viết, các đường phố ở một số quận của Moscow và ở các thành phố lớn khác đều do quân đội đảm bảo trị an. Nghĩa vụ quân sự ở Nga theo truyền thống mang lại một mức độ uy tín xã hội.

Trong những thập kỷ sau của thời kỳ Liên Xô, Điện Kremlin đã tìm cách nâng cao vị thế của quân đội bằng cách tôn vinh các chiến tích huy hoàng trong thời kỳ Thế chiến thứ hai.

Tuy nhiên, trong hầu hết các thế kỷ 19 và 20, quân đội Nga chưa bao giờ có nhiều tiếng nói trong chính quyền. Lần cuối cùng quân đội Nga đóng vai trò độc lập trong lĩnh vực chính trị có lẽ là vào năm 1825, trong cuộc nổi dậy Tháng Mười Hai thất bại chống lại Sa hoàng, trong đó một số trung đoàn tinh nhuệ đã cố gắng bắt đầu một cuộc cách mạng. Trong thời kỳ Xô Viết, chính phủ đã cảnh giác với nguy cơ phe quân đội giành được quá nhiều quyền lực, và cơ quan an ninh khi đó là KGB luôn theo dõi sát sao.

Khi mới lên nắm quyền, Tổng thống Putin, một cựu sĩ quan KGB, vẫn giữ nguyên quan điểm cũ và coi trọng các cơ quan an ninh hơn quân đội. Cuộc chiến đầu tiên của Putin, Chiến tranh Nga-Chechnya năm 1999, do FSB điều hành. Cuộc chiến này được coi là một hoạt động chống khủng bố, và quân đội chịu sự phục tùng của cơ quan an ninh. Trong khi đó, Putin tiếp tục dựa vào FSB để kiểm soát giới tinh hoa của Nga.

Ngược lại, quân đội được hưởng ít uy tín. Trong những năm đầu cầm quyền của Putin, người Nga nhớ rất rõ những thất bại ở Afghanistan, cũng như hai cuộc chiến hỗn loạn và đẫm máu ở Chechnya mà quân đội đã chiến đấu với những thiết bị quân sự lỗi thời từ thời Liên Xô. Người trẻ khi đó không còn hứng thú với việc nhập ngũ. Do đó, nhiều nhà phân tích phương Tây đã không ngó lơ quân đội Nga: người ta cho rằng để hiểu được Putin, người ta cần hiểu rõ hoạt động bên trong của các cơ quan an ninh. Tuy nhiên, vào năm 2012, ông Sergey Shoygu được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, và thời thế dần thay đổi.

Là một thành viên kỳ cựu trong giới chính trị ưu tú của Nga, ông Shoygu đã có một sự nghiệp chính trị lâu dài. Đến Moscow từ Tuva, một nước cộng hòa thuộc Nga nằm ở giáp với Mông Cổ, đúng lúc Liên Xô tan rã, Shoygu nhanh chóng trở nên nổi tiếng vào đầu những năm 1990 với tư cách là một chuyên gia khắc phục sự cố toàn diện, trở thành bộ trưởng các tình huống khẩn cấp.

Trong những năm 1990 và thập kỷ tiếp theo, Shoygu đã xây dựng hình ảnh là một quan chức dũng cảm và tràn đầy năng lượng, người thường xuyên đến thăm các địa điểm xảy ra thiên tai và đánh bom khủng bố cùng với một đội cứu hộ chuyên nghiệp tinh nhuệ, ông thậm chí còn tự mình chỉ huy một số hoạt động cứu hộ.

Vào thời điểm đó, việc một thành viên của tầng lớp hậu Xô Viết mặc quân phục và nói chuyện với các nạn nhân của trận lũ lụt ở Siberia hoặc một vụ đánh bom ở Moscow là rất bất thường, thế nhưng đó là cách Shoygu lấy lòng công chúng. Đội phản ứng nhanh của ông - đứng đầu là một đơn vị cứu hộ chuyên nghiệp trên không, những người luôn sẵn sàng nhảy lên máy bay và đến bất kỳ nơi nào trên thế giới mà họ có thể cần đến, đã mang lại cho ông sự nổi tiếng cả trong giới lãnh đạo và quần chúng Nga.

Vị tướng kỹ sư

Đối với Putin, thành tích và hồ sơ của Shoygu đã khiến ông trở thành đồng minh tự nhiên và nhà lãnh đạo trẻ nhanh chóng nhận thấy Shoygu sẽ giúp ích được nhiều cho chính quyền của mình.

Năm 1999, Tổng thống Putin chọn Shoygu trở thành một trong những lãnh đạo của Đảng Nước Nga Thống nhất, cho ông cơ hội đi khắp đất nước và xây dựng các cơ sở chính trị. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn là quyết định của Putin vào năm 2012 để bổ nhiệm Shoygu làm Bộ trưởng Quốc phòng. Vốn được đào tạo ngành kỹ sư xây dựng, Shoygu chưa bao giờ phục vụ trong quân đội, và ông cũng không có danh tiếng trong hệ thống cấp bậc quân sự. Phong cách lãnh đạo thẳng thắn của ông cũng va chạm không ít với những thế hệ cũ trong quân đội.

Ví dụ tiêu biểu là cách tiếp cận của Shoygu đối với đồng phục. Theo các nguồn tin trong quân đội Nga, ngay sau khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, Shoygu đang đi dọc hành lang của trụ sở Bộ tổng tham mưu ở Moscow thì phát hiện một đại tá mặc bộ vest màu xám.

Theo lệ cũ, các sĩ quan của Bộ tổng tham mưu mặc vest chứ không phải quân phục, nhưng quan điểm của Shoygu cho rằng các sĩ quan nên mặc quân phục thay vì trang phục văn phòng. Viên đại tá sau đó nhận lệnh báo cáo nhiệm vụ vào tuần sau tại một trung đoàn ở Siberia, và phải rất vất vả để viên đại tá này mới thoát được chuyến đi tới Siberia.

Câu chuyện nhỏ này đã khiến giới quân đội Nga hiểu rõ: Shoygu rất nghiêm túc với đồng phục và không có chỗ cho những bộ vest. Vị bộ trưởng chưa chịu dừng lại ở đó. Vào năm 2017, Shoygu đã thay đổi quân phục Nga sao cho giống quân phục của Liên Xô năm 1945, nhằm gợi nhắc tới thời kỳ vinh quang của Hồng quân Liên Xô.

Xuất hiện trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ bên cạnh đội quân mặc đồng phục mới, nhiều người đã nhìn thấy ở Shoygu những nét tương đồng với Nguyên soái Georgy Zhukov. Tình cờ thay, trong quá khứ cũng chính tướng Zhukov là một trong những người đã hạ bệ "ông trùm an ninh" Lavrenty Beria, sau cái chết của lãnh tụ Stalin.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cách tiếp cận của Shoygu đối với chiến lược quân sự và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Ông đã tăng cường đổi mới công nghệ cao, hình thành bộ chỉ huy mạng và hợp nhất không quân và lực lượng vũ trụ thành Lực lượng Hàng không vũ trụ mới của Nga. Shoygu cũng đã tăng lương cho các sĩ quan. Đồng thời, ông đã khiến thanh niên Nga gần như không thể trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, trên tất cả là các thành công quân sự ban đầu, đã giúp uy tín của Shoygu tăng cao trong Điện Kremlin và giúp quân đội có vị thế mới trong chính phủ.

Thành công quân sự đầu tiên của Shoygu, đáng chú ý, đến từ Ukraine. Năm 2014, khi cuộc cách mạng Euromaidan nổ ra ở Kyiv chống lại Tổng thống Viktor Yanukovych, ông Putin đã đặt niềm tin vào lực lượng an ninh. Theo thông lệ, Putin đã điều động FSB tới Kyiv nhằm giúp chính quyền Yanukovych đảm bảo trật tự. Nhưng FSB đã thất bại trong việc ngăn chặn làn sóng biểu tình hoặc ngăn Yanukovych chạy khỏi thủ đô. Do đó, Putin đã chuyển sang quân đội và dưới sự chỉ huy của Shoygu, Crimea đã được sáp nhập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Shoygu đã chứng minh rằng quân đội có thể thành công ở nơi mà FSB đã thất bại.

Ngay sau đó, Shoygu có một cơ hội khác để thể hiện sức mạnh của quân đội — lần này, trong một cuộc xung đột ở Trung Đông. Trong giai đoạn đầu của cuộc nội chiến Syria, đồng minh của Nga, chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong khi các nhà ngoại giao của Nga không đạt được nhiều tiến bộ trên bàn đàm phán.

Một lần nữa, quân đội Nga đến với tư cách giải cứu, thực hiện một cuộc can thiệp quân sự vào tháng 9 năm 2015. Với phí tổn tương đối thấp, quân đội Nga đã nhanh chóng xoay chuyển cục diện cuộc chiến, giúp chính quyền Assad tại vị và cuối cùng là chiến thắng. Một lần nữa, "đội cứu hộ phản ứng nhanh" của Shoygu đã nhận được sự tin tưởng lớn từ Tổng thống Putin.

Cuộc can thiệp vào Syria thành công và phổ biến đến mức vào năm 2019, quân đội Nga đã tổ chức một cuộc triển lãm du lịch khổng lồ về xe tăng, súng và các khí tài quân sự khác thu giữ được từ Syria. Nó được vận chuyển bằng tàu hỏa đến 60 điểm dừng khác nhau trên khắp đất nước từ Moscow đến Vladivostok, bao gồm cả Crimea, tại nhiều điểm dừng, cuộc triển lãm đã được đám đông ca ngợi. Sau những thành công ở Crimea và Syria, sự ủng hộ của người dân đối với quân đội ngày càng tăng.

Trong khi đó, quân đội Nga bắt đầu được hưởng ngân sách quốc phòng lớn hơn và danh tiếng ngày càng tăng trong Điện Kremlin. Trên thực tế, những thành công ở Crimea và Syria có một hệ quả quan trọng khác: nó đưa các nhà tài phiệt đến gần hơn với quân đội và giúp khởi động một tổ hợp công nghiệp-quân sự mới của Nga.

Nghịch lý thay, tác động này được thúc đẩy bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên giới tinh hoa của Nga sau khi sáp nhập Crimea. Vì những hình phạt này, các doanh nghiệp được chính phủ Nga ra tay giúp đỡ bằng cách cung cấp những hợp đồng quân sự khổng lồ. Ví dụ, trước khi lệnh trừng phạt được áp dụng, công ty Siemens của Đức, đã cung cấp động cơ cho hải quân Nga, hiện tại thì Công ty khai thác và luyện kim Ural, một công ty của Nga, nắm giữ hợp đồng đó. Được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa sự ủng hộ ngày càng tăng của người dân và mối quan hệ mạnh mẽ giữa giới tinh hoa Nga, quân đội đã nổi lên như một trong những tổ chức quyền lực nhất ở Nga từ năm 2017.

Chiến dịch tại Ukraine

Trong năm qua, khi Putin bắt đầu lên kế hoạch cho chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine, rõ ràng là ông sẽ không còn tin tưởng vào FSB. Thay vào đó, Shoygu và quân đội được hiện đại hóa là lựa chọn hàng đầu.

Đáng chú ý, khi Hội đồng An ninh Nga họp trước chiến dịch Ukraine, Putin thường tham vấn các tướng lĩnh quân sự nhiều hơn so với các quan chức an ninh. Sau khi Putin công bố quyết định công nhận các nước cộng hòa Donetsk và Luhansk, vai trò của Cục trưởng Cục Tình báo Đối ngoại Nga Sergey Naryshkin và giám đốc FSB Alexander Bortnikov dường như bị lu mờ. Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu, người đã dành phần lớn thập kỷ qua để xây dựng quân đội thành một lực lượng chính trị hùng mạnh, tỏ ra tự tin và sẵn sàng cho chiến dịch quân sự mới nhất.

Trong những tuần trước khi Nga động binh, nhiều nhà phân tích nghi ngờ rằng Putin sẽ thực sự phát động một cuộc chiến quy mô lớn như vậy. Nhưng sự nổi lên mạnh mẽ của quân đội Nga dưới quyền Shoygu đã mang đến cho ông Putin một sự cám dỗ quá lớn, một sự cám dỗ không thể làm chậm lại bởi những nghi ngờ tình báo hoặc những cân nhắc ngoại giao.

Và hiện tại khi chiến dịch của Nga đã bắt đầu, toàn bộ hàm ý của chiến lược quân sự mới của Điện Kremlin đang trở nên rõ ràng. Chiến dịch không chỉ được định hình bởi một đội quân đã công khai chấp nhận chiến tranh. Nó cũng được dẫn dắt bởi Shoygu, một người cho đến nay chưa từng nếm mùi thất bại, nhưng có thể thiếu kinh nghiệm quân sự để hiểu rằng một chiến thắng trên chiến trường, dù ấn tượng đến đâu, đôi khi có thể dẫn đến một thất bại chính trị thậm chí còn lớn hơn.

Theo Foreign Affairs
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.