Bộ Tư pháp sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục về việc bút phê lý lịch

(Ngày Nay) - Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Công Khanh - Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) - khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể quy định cấp xã phải làm thế nào về lý lịch tư pháp. Công tác chuyên môn chứng thực đã có văn bản hướng dẫn và phải tuân thủ... Chúng tôi sẽ trao đổi với bên Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc này.
Ông Nguyễn Công Khanh trả lời tại một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp (Ảnh: Thế Kha).
Ông Nguyễn Công Khanh trả lời tại một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp (Ảnh: Thế Kha).

- Từ năm 2014, Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) đã có Công văn số 1520/HTQTCT-CT yêu cầu UBND cấp xã chỉ chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch. Trường hợp người thực hiện chứng thực của UBND cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung sơ yếu lý lịch là đúng. Nhưng tại sao vừa qua ở Hải Dương và Hà Nội lại xảy ra chuyện xác nhận cả việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật vào sơ yếu lý lịch như vậy, thưa ông?

- Chúng tôi vừa báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp về chuyện này. Đến nay tinh thần hướng dẫn trong Công văn số 1520 vẫn đúng. Suốt từ năm 2014-2016 thì không có vấn đề gì, nhưng có thể thời gian vừa rồi cán bộ tư pháp, lãnh đạo xã đã thay mới nên không tiếp cận được văn bản hướng dẫn này.

Năm 2014, xuất phát từ việc người dân yêu cầu xác định lý lịch cá nhân khiến địa phương thực hiện không thống nhất, có nơi chỉ xác nhận anh A, chị B sinh sống ở đây, có nơi xác nhận chữ ký đã khai trong lý lịch này là đúng, có nơi lại xác nhận “chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật tốt”,....

Khi đó chúng tôi đang dự thảo Luật Chứng thực có đưa vào hành vi xác nhận của UBND cấp xã với yêu cầu của người dân, nhưng khi dự thảo luật trình lên thì lãnh đạo Bộ Tư pháp yêu cầu trước mắt chưa làm Luật Chứng thực.

Chính vì thế, căn cứ vào Nghị định 23 của Chính phủ về chứng thực, chúng tôi đã hướng dẫn xác nhận hành chính như thế nào đó cho thuận lợi với người dân. Vận dụng pháp luật về chứng thực thì nếu trường hợp ông Chủ tịch xã biết chắc về gia đình này rồi thì xác nhận nội dung khai là đúng.

Nếu không biết, mà nhiều trường hợp không biết thật, thì chỉ xác nhận chữ ký, áp dụng thủ tục xác nhận chữ ký đã nêu trong Nghị định 23 thôi. Tức là cho người ta phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin khai về ông bà, bố mẹ, anh em gì đó, còn UBND xã chỉ chứng thực chữ ký trong đó là đúng, ký trước mặt mà thôi.

UBND xã không xác nhận kiểu “chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật”, bởi câu đó rất chung chung. Cả hệ thống pháp luật to đùng gồm cả hình sự và dân sự mà bây giờ bảo xác nhận “chấp hành pháp luật” là chấp hành cái gì?

Chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng rất rộng lớn mà xác nhận chung chung thế cũng không ổn. Pháp lý phải chặt chẽ.

Chúng tôi đã yêu cầu không xác nhận chấp hành pháp luật. Các vấn đề liên quan đến pháp luật thì đã có quy định về lý lịch tư pháp rồi. Xác nhận một cái vô thưởng vô phạt như thế, cấp xã cũng chưa có văn bản nào quy định xác nhận cái đó của công dân cả.

Chúng tôi đã hướng dẫn áp dụng Nghị định 23 về chứng thực, chữ ký, không đưa xác nhận chủ trương, chính sách, pháp luật vào.

Nhiều địa phương áp dụng cái này và năm 2015-2016 thì không có gì cả. Năm nay các cháu xin xác nhận lý lịch để đi học thì nổ ra chuyện ở Hà Nội, Hải Dương.

Bộ Tư pháp sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục về việc bút phê lý lịch ảnh 1 UBND xã ở Hà Nội xác nhận theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong phần Lý lịch học sinh, sinh viên (bản có đóng dấu treo của Bộ GD-ĐT), ở Mục “Xác nhận của chính quyền xã phường nơi học sinh, sinh viên cư trú” có yêu cầu rất chi tiết: “Đề nghị chính quyền địa phương xác nhận theo nội dung: Hộ khẩu thường trú, việc thực hiện nghĩa vụ công dân và chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên tại địa phương”. Như vậy yêu cầu này của ngành giáo dục là không đúng với hướng dẫn của Bộ Tư pháp?

- Nếu yêu cầu đó là của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp để làm việc với bộ phận pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể quy định cấp xã phải làm thế nào về lý lịch tư pháp. Công tác chuyên môn chứng thực đã có văn bản hướng dẫn và phải tuân thủ. Hơn nữa cấp xã phải thực hiện theo đúng Luật Chính quyền đia phương. Các lĩnh vực chuyên ngành đều đã có văn bản quy định cả rồi. Giáo dục thì có Luật giáo dục.

Nếu ngành giáo dục lại quy định cấp xã phải xác minh về cái này cái kia thì phải xem lại. Tôi đã có báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp rồi, chúng tôi sẽ trao đổi với bên Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc này.

Nhưng về lâu dài thì vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao, thưa ông?

- Khi nào xây dựng Luật Chứng thực thì trong đó sẽ bổ sung phạm vi vào; trong đó có việc chứng thực, chứng nhận về hành vi xác nhận hành chính.

Đến nay nhiều việc của UBND xã chưa có cơ sở pháp lý, chủ yếu áp dụng pháp luật thôi. Ví dụ như xác nhận gia đình có công với cách mạng thì dễ nhưng xác nhận gia đình chính sách, hộ nghèo thì hiện nay chưa được hướng dẫn. Chính vì thế các thủ tục giải quyết phải làm sao cho hợp lý, chứ hiện nay ở cấp xã toàn vận dụng thôi.

- Xin cảm ơn ông!

Theo công văn số 1520/HTQTCT-CT ban hành ngày 20/3/2014 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp), Sở Tư pháp địa phương chỉ đạo UBND cấp xã chỉ chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch. Người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong sơ yếu lý lịch. Trường hợp người thực hiện chứng thực của UBND cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung sơ yếu lý lịch là đúng.

“UBND cấp xã không được ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào sơ yếu lý lịch của công dân” - công văn nêu rõ. Theo ông Nguyễn Công Khanh, hiện nay tinh thần của Công văn số 1520 vẫn phải được áp dụng thực hiện.

Theo Dân Trí

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.